Đồng Xâm – điểm sáng làng nghề truyền thống Thái Bình

(Sóng trẻ) -  “…Tay em trổ vàng, tay anh chạm bạc, làm giàu cho quê hương…” – đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đất Thái Bình đã minh chứng rằng họ không chỉ “khéo làm nông”, mà còn “thông chạm bạc”.

Ngược dòng lịch sử đến với làng nghề truyền thống

Theo nguồn tư liệu của Ban nghiên cứu lịch sử tỉnh Thái Bình, làng Đồng Xâm thuộc phủ Kiến Xương (nay là huyện Kiến Xương) được hình thành từ cuối đời Trần - Hồ, cách đây hơn 600 năm. Vào thế kỷ XV, làng có nghề đồng doa - nghĩa là nghề sửa chữa các đồ dùng bằng đồng. Tại am thờ ông tổ nghề làng chạm bạc nằm cạnh chùa Đường thuộc thôn Thượng Gia, những chứng tích có liên quan tới quá trình biến đổi nghề truyền thống của làng vẫn được lưu lại cho tới bây giờ. Các cụ già trong làng vẫn kể lại cho con cháu về ông tổ nghề Nguyễn Kim Lâu, là người vùng Bảo Lạc - Tuyên Quang xưa (nay thuộc địa phận tỉnh Cao Bằng), sống vào cuối thế kỷ XIV, xuất thân từ nghề hàn, vá nồi đồng.

95008b37b_anh_3_4.jpg
Nghệ nhân Đồng Xâm thổi hồn vào sản phẩm chạm bạc

Phường nghề đầu tiên được ông Nguyễn Kim Lâu thành lập gọi là phường Phúc Lộc với ngót 150 thợ, chia thành 7 chi. Do đặc trưng của sản phẩm thuộc loại “hàng xa xỉ, đồ quý” nên ban đầu chỉ có các đô thị là nơi thích hợp cho việc hành nghề, giao lưu và tiêu thụ hàng hóa. Chính vì vậy khá nhiều thợ nghề Đồng Xâm có thời điểm phải lưu tán khắp các vùng đất làm ăn trong một thời gian dài.

Làng Đồng Xâm lúc thịnh - lúc suy

Là một làng nghề thì không thể tránh khỏi có lúc thịnh - lúc suy. Đồng Xâm cũng không là nại lệ. Chạm bạc Đồng Xâm với sản phẩm đặc trưng hoàn hảo đến độ tinh tế, chẳng thế mà những du khách trong và nài nước khi đến làng nghề đều có chung nhận xét: chạm bạc Đồng Xâm nổi trội không chỉ ở độ tinh xảo của các sản phẩm, mà còn độc đáo bởi cách thức thể hiện của người thợ tài hoa gửi gắm tình cảm của mình trong mỗi tác phẩm. Đặc biệt, với thủ pháp xử lý sáng - tối nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc nên sản phẩm bạc Đồng Xâm có thể đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng đồ chạm bạc của những khách hàng khó tính nhất.

95008b37b_anh_5.jpg
Sản phẩm chạm bạc tinh xảo của nghệ nhân Đồng Xâm

Thợ Ðồng Xâm hiện nay phần lớn hành nghề ở làng, một số thợ, nhất là thợ trẻ đang toả đi khắp nơi, vừa hành nghề vừa dạy nghề. Đến nay, kỹ thuật không còn là độc quyền của thợ Đồng Xâm, nhưng một số thủ pháp và nghệ thuật tinh xảo vẫn được giữ bí truyền.

95008b37b_anh_2_6.jpg
Thợ chạm bạc là người trong làng Đồng Xâm

Ở môi trường nào cũng vậy, từ xa xưa đến nay, thợ bạc Ðồng Xâm luôn lấy chữ Tín làm trọng, luôn giữ phẩm chất, lương tâm người thợ và tinh hoa kỹ nghệ nghề nghiệp quê hương. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường là “ở đâu có hàng thật thì ở đó có nguy cơ có hàng giả; ở đâu có hàng hiệu thì ở đó có nguy cơ có hàng nhái". Lợi dụng uy tín thương hiệu của hàng Đồng Xâm nên ở một số nơi, cả trong và nài nước đã xuất hiện các mặt hàng nhái Đồng Xâm. Về vấn đề này, khi tâm sự với chúng tôi, nghệ nhân Đặng Văn Liêm trăn trở: "Mặc dù chất lượng sản phẩm tốt, có thương hiệu, tuy nhiên cái khó hiện nay đó là sự trà trộn giữa hàng thật và hàng giả, với những ai không am tường nghệ thuật thì rất dễ bị đánh lừa bởi chất liệu. Và khi đã không đúng chất liệu thì không thể đảm bảo độ bền, sáng bóng của sản phẩm". Thêm nữa, nghệ nhân có chia sẻ: “Làm nghề này còn đối mặt với những rủi ro về mặt kinh tế khi khách đặt hàng nhưng họ không lấy. Với những thương lái, họ đặt hàng nhiều nhưng chỉ trả một phần tiền rồi xin nợ lại, có khi không trả”.

Giữ vững và phát triển nghề cổ truyền trong thời hiện đại

Sang đầu năm 2014, tiềm năng du lịch của Đồng Xâm được khẳng định bởi Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) và Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA), tạo điều kiện đưa tên tuổi Đồng Xâm quảng bá tới các nhà đầu tư, hoạch định trong nước và quốc tế.

Hiện nay chạm bạc Đồng Xâm đã mở rộng kinh doanh các mặt hàng truyền thống ra phạm vi cả nước và xuất khẩu ra nước nài. Sản phẩm của làng nghề được yêu thích không chỉ bởi hình thức tinh xảo, cầu kỳ, chất lượng ổn định, mà có lẽ còn bởi qua đó, người ta có thể nhìn thấy quyết tâm năm nào của người con Đồng Xâm, vượt trăm ngàn khó khăn để giữ cho ngọn lửa truyền thống mãi mãi trường tồn.

Lê Thị Thu Hương
Truyền hình K32A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN