Sinh viên - nạn nhân đáng thương hay kẻ tiếp tay cho bóng tối? (Kỳ I)

(Sóng Trẻ) - Thật quá dễ dàng cho một cuộc đổi chác, sinh viên có tiền tiêu đúng theo nhu cầu, kẻ cho vay “ngồi mát ăn bát vàng” hưởng lãi suất đều đều. Cuộc đổi chác ấy không chỉ “được nuôi lớn” từ những chiêu trò tinh vi của kẻ phạm pháp, mà còn hình thành trong lòng “lỗ hổng” của pháp luật chưa tiến hành thanh tra, kiểm tra triệt để và nguy hiểm nhất là hình thành ngay trong chính nhận thức và hành động dại dột của một bộ phận sinh viên.

Kỳ I: Cửa hàng hỗ trợ tài chính sinh viên – mỹ từ cho một chiêu trò phạm pháp

Dễ dàng cho một cuộc đổi chác

Hồi năm nhất do quá nghiện game online, Lưu Thế Tài (sinh viên Đại học Giao thông vận tải), nghe theo một số bạn bè “cùng cảnh ngộ thiếu tiền” mách nước, Tài “đánh liều” lân la đến một cửa hàng hỗ trợ tài chính sinh viên gần trường đại hỏi vay số tiền 3.000.000 đồng.
835990e94_dsc00891.jpg
Chiêu trò treo biển quảng cáo lên cành cây (Ảnh: Phan Thanh)

“Họ bảo mình đưa chứng minh nhân dân và thẻ sinh viên cho họ xem. Họ còn hỏi mã đăng nhập vào tài khoản sinh viên, thấy dữ liệu điểm thi chưa có vì mình lúc ấy mới là sinh viên năm nhất chưa thi học kỳ 1, họ chỉ đồng ý cho mình vay 2.000.000 đồng. Họ dặn nếu những kì sau mình có học lực khá, họ sẽ cho vay khoảng 5.000.000 - 7.000.000 đồng”. Bước tiếp theo, cửa hàng yêu cầu Tài gọi điện thoại cho bố mẹ, lớp trưởng và bật to loa nài cho họ “thẩm định”. Sau cùng, Tài viết giấy vay tiền với đầy đủ thông tin cá nhân, gia đình, lớp học. Thông tin của bên vay chỉ vỏn vẹn tên người cho vay, số điện thoại di động và địa chỉ cho vay tiền - không hề đề cập tới những điều khoản cụ thể dành cho 2 bên như một giấy biên nhận cho vay tiền hợp lệ cần có. Dòng cam đoan soạn sẵn phía cuối giấy biên nhận: “Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu không thực hiện đúng theo quy định của cửa hàng” - khác nào một lời đe dọa “khéo léo” nhắc nhở rằng nếu sinh viên không trả đủ tiền hoặc không đóng lãi suất đúng ngày, cửa hàng hỗ trợ tài chính đó có quyền “xử đẹp” sinh viên theo “luật rừng”.

96ab5df2d_hopdongchovaytiennguoninternet.jpg
Một bản hợp đồng vay mà phía dưới cùng sẽ là dấu vân tay đỏ sinh viên phải điểm chỉ vào (Nguồn: Internet)

Lãi suất Tài phải đóng là 5.000 đồng/ 1.000.000 đồng/ ngày. Cứ 10 ngày Tài ra đóng lãi suất 1 lần. Tổng cộng 1 tháng Tài đóng 300.000 đồng lãi suất cho số tiền vay là 2.000.000 - tương đương 182,5/1 năm - gấp khoảng 20,27 lần so với lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước ban hành là 9%/năm. Hành vi thu lãi suất cao của cửa hàng hỗ trợ tài chính sinh viên mà Lưu Thế Tài vay là dấu hiệu cấu thành “Tội cho vay nặng lãi” (khoản 1, điều 163, Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009). Khi được hỏi: “Tại sao lãi suất cao như thế mà bạn vẫn vay tiền của họ?”. Tài trả lời thật lòng: “Lúc đầu mình chẳng nghĩ ngợi gì nhiều đâu. Cứ thế vay thôi. Ai dè lãi mẹ đẻ lãi con”.

Hiện tại chỉ có duy nhất Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP) là tổ chức tài chính của Chính Phủ hỗ trợ sinh viên vay vốn ưu đãi với người bảo hộ là gia đình. Không một tổ chức tài chính hợp pháp nào chấp nhận cho sinh viên - những người hiện không có thu nhập cá nhân ổn định đi “vay tiền lén lút” không có người bảo hộ đi kèm. Lợi dụng tâm lý cần tiền gấp nhưng lại muốn nhanh gọn, đơn giản, bí mật, những tổ chức “xã hội đen” cho vay nặng lãi “đội lốt” cửa hàng hỗ trợ tài chính sinh viên đã mọc lên như nấm quanh các trường đại học, cao đẳng nhằm chuộc lợi từ “miếng mồi nn béo ngậy” là những sinh viên ngơ ngác và khờ khạo. Các cửa hàng này liên tục tung ra những “gói dịch vụ ưu đãi” hấp dẫn nhằm cạnh tranh nhau và làm “mờ mắt” sinh viên như: lãi suất “rẻ nhất có thể”, cho sinh viên “mượn lại” chứng minh nhân dân và thẻ sinh viên của chính mình nếu có việc cần dúng đến, kéo dài ngày chậm lãi nếu như sinh viên giới thiệu bạn bè đến vay tiền tại cửa hàng...

835990e94_quang_cao_vay_tien.jpg
3 cửa hàng hỗ trợ tài chính sinh viên “tranh giành” quảng cáo trên cùng 1 góc tường đoạn đường 
Nguyễn Phong Sắc (Ảnh: Phan Thanh)

"Còng lưng" trả lãi mà nợ vẫn chồng chất nợ

Những năm gần đây, tại địa bàn Hà Nội có biết bao sinh viên lao đao trong vòng xoáy vay nặng lãi, trở thành những con nợ xấu số. Nhẹ thì “bóp bụng trả nợ”, nhịn đói ăn mì tôm qua bữa, “cày” việc làm thêm kiếm tiền trả nợ. Nặng thì bị côn đồ chặn đường đòi đánh ở cổng trường nếu trả lãi muộn. “xử” theo “luật rừng” chưa đủ, các cửa hàng hỗ trợ tài chính sinh viên còn “mượn tay” pháp luật để “đòi nợ”. Chúng viết đơn tố cáo sinh viên với “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại khoản 1, điều 139, Bộ luật Hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009. Chúng nộp đơn tới công an địa phương, gia đình sinh viên thấy phải “động chạm” đến pháp luật là “sợ xanh mắt”, vội vã m đủ số tiền trả cả gốc lẫn lãi suất. Đang ở tư thế người bị vu khống, sinh viên nghiễm nhiên trở thành kẻ phạm tội, phải nài nỉ côn đồ rút đơn kiện mình, nếu không sẽ bị nhà trường đuổi học. 

Những cửa hàng cầm đồ cho sinh viên vay nặng lãi còn kết hợp với đường dây kinh doanh đa cấp biến tướng để “giăng lưới đánh bắt” sinh viên vào “tròng”. Đa cấp dụ dỗ sinh viên vay tiền mua sản phẩm, vẽ viễn cảnh “tỉ phú” đầy hứa hẹn, còn sau đó số tiền lãi ngày càng tăng dần thì chúng mặc kệ cho sinh viên khốn đốn xoay sở. Bị dồn vào đường cùng, nhiều sinh viên phạm pháp nhanh chóng, sa lầy vào các tệ nạn xã hội như ma túy, trộm cắp, thấm chí cả cướp của giết người…

835990e94_bay_da_cap_bat_tay_voi_nang_lai_nguon_internet.jpg
Sinh viên khốn đốn trong vòng xoay đa cấp “bắt tay” nặng lãi (Nguồn Internet)

Nếu sinh viên biết lường trước về hậu quả nguy hại có thể xảy đến với chính mình và gia đình trước khi đặt bút viết giấy vay tiền, đồng thời xóa bỏ thói quen tiêu pha hoang phí, ý thức rõ ràng đồng tiền chân chính chỉ có được khi lao động cần cù, học tập hăng say và tích lũy những hiểu biết cơ bản nhất về pháp luật, chắc hẳn số lượng cửa hàng hỗ trợ tài chính sinh viên trên địa bàn Hà Nội sẽ giảm đáng kể theo thời gian - bởi không có “cầu” làm sao có “cung”?

Tại điểm c, khoản 3, điều 12 của Nghị định 73/2010/NĐ-CP có quy định: “Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng” đối với hành vi “Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân”.

Phan Thanh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN