Hãi hùng “ma trận” lừa đảo du khách ở chùa Thầy

(Sóng trẻ) - Chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Tây) là một di tích lịch sử nổi tiếng thu hút nhiều khách thăm quan. Thế nhưng, lợi dụng điều này, một số kẻ gian nơi đây đã khiến cho nơi linh thiêng mất đi giá trị vốn có của nó và để lại ấn tượng xấu đối với du khách.

Bộ đôi “hướng dẫn viên” và “bà cô” lừa đảo

Khu vực đầu tiên phải kể đến chính là ngôi đền chính. Tại đây, một số người phụ nữ liên tục đeo bám du khách bất chấp thái độ khó chịu của họ. Những sản phẩm mà họ chào mời thường là vật kỉ niệm như vòng tay, bùa… được bán với giá “trên trời”, gấp 3-4 lần giá trị thực. Không dừng lại đó, khi bước chân vào cửa đền Trình có một người đàn ông to béo, khoảng hơn 40 tuổi, đeo thẻ hướng dẫn viên của đền yêu cầu du khách ngồi để nghe giới thiệu về chùa Thầy. Người đàn ông đó luôn miệng niềm nở: “Các cháu cho biết, các cháu tới từ đâu?”. Sau khi nghe xong ông ta tiếp: “Vậy mời đoàn mình ngồi nghe giới thiệu sơ qua về chùa Thầy. Đây là công việc nhà chùa làm, hoàn toàn miễn phí. Sau khi nghe xong đoàn mình sẽ lên lễ trên đền chính nhé.”

                           3e4ae989b_anh1.jpg
                                      
Những mâm lễ được chuẩn bị sẵn để chuẩn bị "hành nghề"

Vẫn cứ thái độ ấy, người đàn ông ấy đặt luôn mâm lễ và mời du khách đi theo, khấn vái trên điện và liên tục đưa hương cho du khách thắp khiến họ không kịp phản ứng. Khi ngồi nghe giới thiệu về chùa, người đàn ông luôn miệng: “Nhà chùa miễn phí giới thiệu, mỗi mâm lễ có 3 hộp chè lam, mỗi hộp 20 nghìn thôi. Các cháu lễ xong mang về nhà làm quà, lấy lộc, chẳng đáng là bao”. Tưởng nhà chùa chu đáo và những mâm lễ đơn sơ ấy chẳng đáng bao nhiêu, thế nhưng khi lễ xong và thanh toán tiền, nhiều người mới phát hoảng. Bạn Trần Tiến Lợi, sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân than thở: “Lúc đầu, chú ấy bảo mỗi mâm lễ có 3 hộp chè, mỗi hộp 20 nghìn. Thế nhưng lúc thanh toán chú ấy bảo của bọn mình tổng cộng hết 350 nghìn 2 mâm lễ. Mình cũng không ngờ là đắt tới vậy. Một mâm lễ có 3 hộp chè lam, 1 gói tiền vàng và vài cái hoa vàng. Bọn mình là sinh viên, cảm thấy rất bức xúc. Chẳng nhẽ lại đôi co với chú ấy”.

“Đội quân” phải kể đến thứ hai là những người phụ nữ trên hang Cắc Cớ. Họ không mang cái vẻ chuyên nghiệp như “hướng dẫn viên” ở khu đền chính nhưng luôn tạo cho du khách sự thân thiện và nhiệt tình đến kì lạ. Họ luôn mồm giới thiệu về hang Cắc Cớ với một sự kì bí, gợi sự tò mò của du khách: “Các cháu lên đây mà không vào hang Cắc Cớ thì phí. Người nào không có người yêu, lên hang Cắc Cớ tối về có ngay. Các cháu không biết chứ hang này tối lắm. Người thường khó đi, các cháu thuê đèn của cô 5 nghìn một cái, cô dẫn đi giới thiệu cho hết mọi ngóc ngách”.

                           3e4ae989b_anh2.jpg
                                                  
Những bà cô "núp danh" ra sức chặt chém

Thế nhưng, sau khi đưa du khách đi tầm 15 phút, với lèo tèo vài chỗ mà chẳng cần tới sự hướng dẫn của cô ta vẫn có thể đi được, các “bà cô” hét giá 100 - 200 nghìn. Các bà cô ấy nhẹ nhàng rằng: “Các cô ăn lộc chùa, không bao giờ dám lấy đắt các cháu đâu, các cháu cho cô tiền công 150 nghìn… Thôi, chúc các cháu về thượng lộ bình an nhé”. Nhiều nhóm sinh viên đã phản ứng nhưng cuối cùng vẫn chịu thua lí lẽ bình dân của họ.

Cơ quan chức năng đã thực sự vào cuộc?

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí lên tiếng về nạn chặt chém ở Việt Nam nói chung và ở chùa Thầy nói riêng. Nạn lừa đảo ở chùa Thầy đã diễn ra hàng chục năm nay, nhất là vào những dịp lễ hội sau Tết Nguyên Đán, nhiều người đã bị vét đến cạn túi và không bao giờ dám quay trở lại nữa ... Nhất là du khách nước nài, họ sẽ nghĩ sao về Việt Nam? Một hình ảnh xấu trong con mắt bạn bè quốc tế. 

Thế nhưng ở chùa Thầy, theo quan sát của PV, không có bất cứ một cơ quan nào đứng ra dẹp loạn những đội quân lừa đảo ấy. Hình ảnh chốn linh thiêng đã và đang bị làm cho xấu đi. Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Hoàng Tuấn Anh đã từng cam kết có những biện pháp giải quyết triệt để 7 vấn nạn của du lịch Việt Nam. Thế nhưng, cần nhìn nhận một cách nghiêm túc về tính khả thi của các biện pháp mà các nhà lãnh đạo đưa ra. Thiết nghĩ, đừng hứa thật nhiều mà… làm chẳng được bao nhiêu.

Thị Nhàn
Xã hội học 32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN