Sông Hồng mùa nước cạ


(Sóng Trẻ) - Rời xa những ồn ào nơi phố phường tấp nập để hòa mình vào khoảng lặng mênh mông của lao xao gió lộng… Thả bước dưới làn cát mỏng của và tận hưởng nhiều hơn thế những cảm giác bách bộ sông Hồng khi mùa cạn về.

Bãi bồi mùa này bắt đầu cạn nước bỗng thấy xanh mươn mướt hơn. Bãi cát nâu óng trải mình trong cái nắng gắt gao cuối thu, thật thà giãi bày nỗi niềm của dòng sông mùa nước cạn. Sóng dồn sức đánh mãi mà không thấm ướt nổi mình cát, cát mặc sức vươn xa, thành nên những dải mềm uốn lượn, chia đôi dòng sông bên lở, bên bồi muôn đời da diết.

Bãi ngô xanh đang vào thời kỳ trổ bông, hút mật ngọt từ phù sa mà thay sắc nhanh đến lạ kỳ: ngút ngát xanh và phơi phới hoa... Bãi bồi mùa nước cạn không còn cái mênh mang của sóng nước sông Hồng đỏ nặng phù xa. Thay vào đó cả bãi bồi rộng phủ cát bất tận. Bãi giữa lao xao trong những cơn gió vẫn còn nhuốm hơi lạnh.

Thả hồn giữa mênh mông đất trời ta chợt như tìm gặp được sự bình yên giữa cuộc sống bộn bề những lo toan để thấy mình tìm lại được chính mình.

5b374fbd4_song_hong.jpg
Sông Hồng (nguồn: internet).

Bước chân trên cát lòng sông cảm nhận cái mát dịu của từng lớp cát mỏng chợt thấy những cảm giác rất lạ. Trong từng bước chân trần ấy hình như có dư vị của những ngày xưa, của tuổi thơ của hồn nhiên và thơ mộng. Chợt thấy quý sự yên bình như thế, những phút lặng như thế. Thêm những thú vị khi bất chợt gặp những thớ đất cằn nằn nghoèo những vết rạn nứt. Đưa tay lật từng mảng nứt những hạt cát vẫn còn dính lại trong từng thớ đất bay hòa vào cùng làn gió, tiếng cười ròn tan bất chợt vang lên rất vọng và rất xa.

Không gian lại như ấm lại trong tiếng cười ấy. Rồi những cây cỏ nhỏ xíu vương sương đang vươn lên giữa cát trắng, giữa những vết nứt cho ta những khoảnh khắc, những khung hình rất riêng.

Hòa trong không gian của gió, của cát màu xanh của bãi bồi vẫn căng tràn sức sống trên từng những thửa rau, những hàng đậu. Những con người xóm nghèo vất vả nơi bãi bồi vẫn tần tảo với từng hạt phù sa. Trong những khoảng lặng như thế dường như ta lại càng hiểu thêm những giá trị của cuộc sống của sự mưu sinh.

Không dưới một lần, chúng tôi đã đến xóm thuyền ven sông, ở bãi giữa. Tại đây, chúng tôi chứng kiến cuộc sống của những con người tha hương, sống ở sông nhưng không làm nghề chài lưới. Họ bám vào sông không để kiếm con tôm, con cá mà để có chỗ nương thân. Sông Hồng cho họ chỗ ngủ, chỗ ăn, chỗ sinh con đẻ cái…

Những đứa trẻ ra đời trên con sông chảy qua thành phố Hà Nội được những người trẻ tuổi yêu quý con sông này đem đến cho cái chữ. Những lớp học trên sông đôi khi chỉ có 3 học trò, đứa học lớp 1, đứa lớp 2, đứa lớp 3 cùng cô giáo trẻ co mình trên khoang thuyền nhỏ đánh vật với những "a", "b", "c".

Các cô giáo tình nguyện chưa một ngày học nghiệp vụ sư phạm song lại biết cách đưa ra bài toán bằng cách đặt câu hỏi kiểu: "ba nghìn cộng với hai nghìn bằng bao nhiêu?" để lũ học trò nhanh cho kết quả. Việc này cũng dễ hiểu thôi vì ngay từ lúc lên 5, lên 6, chúng đã biết kiếm tiền. Chúng làm tất cả các công việc như đi mót tôm (mót ở chợ Long Biên); nhặt ve chai…Lớn hơn một chút, chúng đi đánh giày, làm cửu vạn…

Rét. Sông Hồng cạn. Lớp học tạm nghỉ. Những con thuyền chắp vá có vẻ mỏng manh hơn, nghèo nàn hơn như đang ngủ. Những đứa trẻ ở trong đó không dám chui ra nài vì gió lạnh. Bố mẹ chúng không thể không kiếm ăn nên đã lên chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân làm cửu vạn.

Quanh năm bám vào sông, trời rét căm căm cũng không được lên bờ. Một tổ chức từ thiện nào đó giúp họ một khoản để mua con thuyền kiên cố hơn, để năm tới đứa trẻ được đến trường âu cũng là một tin mừng chứ sao.

Rét. Bà Mạc Thị Tình, 52 tuổi, quê ở xã An Vụ, huyện Kinh Môn, Hải Dương cặm cụi cuốc đất gieo hạt xà lách bên cạnh mấy luống khoai. Chúng tôi hỏi sao bà không lên phía trên trồng rau, gieo hạt, nhỡ trồng ở chỗ này nước lên lại ngập mất. 16 tuổi xa quê, phiêu bạt ở bến Bính (Hải Phòng), rồi sông Châu Giang (Phủ Lý, Hà Nam), xế chiều phiêu bạt về sông Hồng. Không đủ tiền thuê căn nhà trọ trên bờ, cũng chẳng có vốn làm nổi một con thuyền, vợ chồng bà thuê một con thuyền 150.000đ/tháng.

Mùa nước nổi, chồng bà đánh cá. "Mùa tháng 6, cá rô phi to bằng bàn tay trong bãi sậy nhiều lắm. Có ngày đánh được 10kg", bà nói. Nhìn lòng sông cạn trơ đáy, nhìn con thuyền mắc cạn đang mang trên nó người đàn ông 48 tuổi, chồng mình, bà Tình ao ước đến mùa nước. Lúc đó, vợ chồng bà tha hồ đánh cá. Có cá là có tiền, có thức ăn tươi, có nước sạch uống, tắm rửa. Nói rồi bà nhìn 2 cái chai 5 lít người ta vốn dùng đựng dầu ăn. Nó là vật vô cùng cần thiết để ngày hai lần bà lên bờ mua nước sạch về ăn.

Tôi buột miệng hỏi: "Sống ở trên sông mà phải mua nước hả cô?", bà chỉ ra trước mặt  và bảo: "Đó là ao tù chứ đâu phải sông. Nước cống từ trong bờ chảy ra đen ngòm, hôi lắm". Quả thực, thứ mùi khó chịu đã theo gió thộc vào mặt, vào mũi chúng tôi. Thứ mùi ấy không có trong mùa nước nổi ở sông Hồng.

Bà Tình sống bám vào con sông này, ước ao đến mùa nước, bà khác hẳn với người thanh niên đang lụi cụi giữa sông kia. Anh là người đang đi tìm hến, nhặt hến. Anh muốn có túi mồi bằng hến để lên hồ Tây câu cá. Hôm nay trời lạnh, những người dân chài, người sống trên thuyền không ai đi nhặt hến để bán.

Trong khi đó anh không thể bỏ buổi câu, thế nên tự mình đi nhặt. Có trần mình trước gió lạnh, anh mới biết giá trị của đôi ba nghìn anh bỏ ra mua hến làm mồi câu. Cũng như chúng tôi hôm nay, có đặt chân đến nơi đáy sông, nơi không thể chạm thấy mùa nước nổi mới biết cái kiếp người sống bám vào sông ven thành phố phồn hoa vào bậc nhất nước ta sống như thế nào.

Bên kia bãi giữa, nước sông Hồng vẫn lững lờ trôi. Bên này sông trơ đáy, để lộ ra những con người đang hàng ngày trần mình trong giá rét vì mưu sinh. Nước cạn khiến hoạt động du lịch trên sông Hồng ngừng trệ nhưng không thấm tháp gì đối với những vất vả mà những người sống nhờ vào con sông này đang phải đối mặt.

Lê Thị Ngọc
Truyền hình K29A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN