Tác hại khôn lường từ hành vi vứt vỏ thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi ở nông thô
(Sóng trẻ) - "Vỏ thuốc thì tôi bỏ luôn trên bờ ruộng hoặc dưới mương, mai bữa kia xã đưa nước về là cuốn trôi hết ấy mà, chứ ở đây trăm người cũng chả có lấy một người thu m cái vỏ thuốc sâu này, mà có thu m cũng chả biết xử lý thế nào" - một người nông dân cho hay.
Người nông dân đang "lười" bảo vệ mình và môi trường
Đi dọc các mương ở xã Phú Lộc (Hậu Lộc - Thanh Hóa) chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan, bừa bãi khắp nơi. Hiện tượng trên diễn ra không chỉ ở khu vực này mà phổ biến ở nhiều vùng quê canh tác nông nghiệp.
Xả vỏ thuốc trừ sâu ngay trên bờ ruộng là thói quen của người nông dân
Mặc dù đã mang máng ý thức được tác hại của nó nhưng hàng ngày người dân vẫn ngang nhiên vẫn vứt vỏ của thuốc bảo vệ thực vật trên bờ ruộng mặc cho bò có ốm, cá có chết, đất có bạc màu.
Chị Nguyễn Thị Đào - một người chuyên đi phun thuốc trừ sâu thuê cho biết: "Mùa nào cũng phải phun, cây gì cũng phải phun, bây giờ là nhất thuốc nhì nước rồi, đến vụ trồng dưa bao tử tôi đi phun còn không kịp, loại cây đó hai ngày phải phun một lần không thì sẽ bị co trái". Hỏi các chai, vỏ thuốc bảo vệ thực vật dùng xong chị xử lý như thế nào? Chị Đào vô tư nói: tôi bỏ ở bờ ruộng, gần mương thì vứt xuống mương cho nước trôi.
Nhiều gia đình có bò nay cũng ngại chăn thả ra đồng ruộng vì sợ bò ăn phải vùng cỏ nhiễm thuốc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là bò cái đang mang thai sẽ gây sinh non hoặc dị tật ở bê con.
Trâu bò trở thành nạn nhân của thói quen vứt vỏ thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi của nông dân
Vỏ thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư thuốc bên trong khi vứt xuống mương theo dòng chảy sẽ về các ao của các hộ gia đình làm trang trại trong xã, là một trong những nguyên nhân gây cá chết.
Anh Hoàng Văn Minh (thôn Thuần Nhất - xã Phú Lộc - huyện Hậu Lộc) bày tỏ: "Bây giờ người ta vứt thuốc bảo vệ thực vật ra mương máng nhiều quá, nguồn nước ô nhiễm, mỗi lần muốn thay nước vào ao tôi cũng phải cân nhắc, để nước lâu không thay thì cá không lớn được, thay nước vào thì kiểu gì cá con cũng chết".
Nỗi lo lắng của người dân có ao nuôi thả cá cứ nhiều lên như lượng rác thải trừ sâu tăng lên nài mương ruộng.
Ý thức người dân kém, chính quyền còn buông lỏng.
Theo Điều 72, Luật Kiểm dịch và bảo vệ thực vật tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải bảo quản thuốc, thu m vỏ bao gói thuốc để đúng nơi quy định. Thế nhưng có mấy địa phương làm được điều này?
Chính quyền nhắc nhở nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu đồng bộ và cứng rắn. Tính trên địa bàn toàn xã chỉ có 1 đến 2 thùng chứa vỏ thuốc bảo vệ thực vật, trong khi đó số lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng theo thống kê của xã Phú Lộc năm 2015 lên đến hơn 50 loại khác nhau, với trị giá 230 triệu đồng. Hơn nữa để người dân các thôn tự giác mang vỏ thuốc bỏ đúng nơi quy định là khó thực hiện vì điểm xử lý quá xa. Thùng chứa dùng để bỏ vỏ thuốc bảo vệ thực vật thì ít mà để người dân tiện tay vứt rác thì nhiều.
Chính quyền chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, ý thức người dân vẫn dừng ở mức thấp, chỉ có ô nhiễm là ngày càng tăng.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp, những hành động đơn giản của người dân đang phá hoại môi trường. Chính những hành động tưởng chừng rất nhỏ như vứt thuốc bảo vệ thực vật ra bờ ruộng các con kênh, mương cũng đã tác động rất lớn đến môi trường đất, nước, không khí. Là tác nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Vấn nạn ấy có được giải quyết triệt để hay không? Câu trả lời như bao năm qua: chắc phải đợi thêm nhiều năm nữa...
Hoàng Hồng
BM33
Cùng chuyên mục
Bình luận