Tác phẩm báo chí và thể loại báo chí (2)
12. Mô hình của tác phẩm báo chí
Như đã trình bày ở câu trên, người ta có thể viết một tin, bài cho báo chí theo các mô hình. Đây chính là một trong những điểm rất khác biệt giữa viết báo với viết văn. Trong những năm qua, lý luận báo chí nước ta và thế giới đã xác định được một số mô hình cụ thể như sau:
Mô hình “hình tháp xuôi”: Đây là một trong những mô hình rất phổ biến trong những thời kỳ trước. Hình biểu hiện của mô hình giống như một hình tháp với phần chân đế chắc chắn cho thấy cách sắp xếp các chi tiết trong tác phẩm theo trình tự: mở đầu tác phẩm là những chi tiết phụ, không quan trọng. Mức độ quan trọng và tính hấp dẫn của các chi tiết, dữ kiện tăng dần lên và có sức nặng nhất ở phần kết, tạo ra một cái kết có ấn tượng. Trước kia, đây đã từng là một trong những cách viết phổ biến trên báo chí. Tuy nhiên, thời gian gần đây mô hình này ít được sử dụng vì nó có nhược điểm cơ bản là không hấp dẫn ngay từ đầu nênkhông thu hút ngay được sự chú ý của công chúng đối với tác phẩm.
Mô hình “hình tháp ngược”: về phương diện lý thuyết, mô hình này là sự đảo ngược của mô hình “hình tháp xuôi” ở trên với cách biểu hiện dưới dạng một hình tháp quay ngược đầu xuống. Các chi tiết, dữ kiện trong tác phẩm được sắp xếp theo nguyên tắc giảm dần mức độ quan trọng về cuối và khi biên tập, người ta có thể cắt bỏ từ cuối bài lên mà không sợ mất những chi tiết quan trọng nhất.
Đây là mô hình được áp dụng một cách phổ biến trong việc viết tin cho các loại hình báo in, báo mạng - Internet hiện nay. Một số dạng bài phản ánh và kể cả các thể loại báo chí (như bình luận, phỏng vấn, ký chính luận…) cũng có thể được viết ra theo mô hình này.
Mô hình “viên kim cương” được biểu hiện theo hình dáng như mặt cắt dọc của một viên kim cương. Những tác phẩm được viết theo mô hình này thường được mở đầu bằng một vài chi tiết tương đối quan trọng. Các chi tiết tăng dần mức độ quan trọng và chi tiết hấp dẫn nhất, quan trọng nhất thường được đặt ngay trong câu mở đâu của tác phẩm. Tiếp đó, các chi tiết, dữ kiện trong tác phẩm lại được sắp xếp theo trình tự giảm dần độ quan trọng (giống mô hình “hình tháp ngược”) để khi biên tập, người ta có thể cắt bỏ từ cuối bài lên mà không sợ mất chi tiết quan trọng, hấp dẫn.
Đây cũng là một trong những mô hình rất phổ biến trong cách viết tác phẩm báo chí hiện nay ở nước ta. Các tin tức trên đài phát thanh và truyền hình hiện nay hầu hết đều áp dụng cách viết theo mô hình này. Một số dạng bài phản ánh chưa đạt tới tiêu chí thể loại cũng có thể được viết theo mô hình này.
Mô hình “đồng hồ cát” cho thấy những chi tiết, dữ kiện quan trọng được bố trí ở đầu và nhắc lại ở cuối tác phẩm báo chí. Các chi tiết không quan trọng được bố trí ở giữa theo trình tự: giảm dần mức độ quan trọng đến khoảng giữa bài rồi lại tăng dần lên đến đỉnh cao ở phần kết bài.
Nói một cách hình ảnh thì mô hình này là sự lắp ghép của cả hai mô hình “hình tháp xuôi” và “hình tháp ngược” theo cách: nửa trên tác phẩm được trình bày theo mô hình “hình tháp xuôi”, nửa còn lại của tác phẩm lại theo mô hình “hình tháp ngược”. Các thể loại phóng sự, ghi nhanh, ký chân dung, ký chính luận, bình luận, điều tra… thường có tác phẩm được viết ra theo mô hình này.
Mô hình “hình trụ” (còn gọi là “hình chữ nhật”) cho thấy các chi tiết, dữ kiện được tái hiện trong tác phẩm có tầm quan trọng tương đương như nhau nên được bố trí từ đầu đến cuối tác phẩm theo một trình tự nào đó có thể khiến cho công chúng tiếp nhận dễ hiểu, dễ nhớ nhất là được. Mô hình này thường được áp dụng khi viết các thể loại phản ánh sự kiện, tình huống theo trục thời gian như nhật ký phóng viên, tin tường thuật, bài tường thuật, tin tổng hợp v.v… Trong một số trường hợp đặc biệt, một vài tác phẩm thuộc thể loại phóng sự cũng có thể được viết theo mô hình này.
Đôi điều lưu ý:
Một tác phẩm báo chí có thể chỉ được viết theo một trong những mô hình nêu trên nhưng cũng có thể vận dụng kết hợp các mô hình trong một sự thống nhất riêng biệt nào đó. Mô hình có thể được sử dụng một cách độc lập nhưng cũng có thể được sử dụng trong sự kết hợp với nhau một cách linh hoạt. Như vậy, các mô hình nêu trên chỉ là những mô hình cơ bản mà người viết báo có thể khai thác sử dụng.
Nài những mô hình nêu trên, trong các sách lý luận người ta còn nêu lên một số cách viết theo những mô hình khác như: hình “trứng ngỗng”; hình “bình đựng nước”; hình “con cá”; hình “vòng tròn khép kín” v.v...
Việc viết tác phẩm báo chí theo mô hình chỉ mới là một trong những thao tác đầu tiên. Những tác phẩm hay thường không chịu gò bó trong những khuôn mẫu có sẵn.
Như đã trình bày ở câu trên, người ta có thể viết một tin, bài cho báo chí theo các mô hình. Đây chính là một trong những điểm rất khác biệt giữa viết báo với viết văn. Trong những năm qua, lý luận báo chí nước ta và thế giới đã xác định được một số mô hình cụ thể như sau:
Mô hình “hình tháp xuôi”: Đây là một trong những mô hình rất phổ biến trong những thời kỳ trước. Hình biểu hiện của mô hình giống như một hình tháp với phần chân đế chắc chắn cho thấy cách sắp xếp các chi tiết trong tác phẩm theo trình tự: mở đầu tác phẩm là những chi tiết phụ, không quan trọng. Mức độ quan trọng và tính hấp dẫn của các chi tiết, dữ kiện tăng dần lên và có sức nặng nhất ở phần kết, tạo ra một cái kết có ấn tượng. Trước kia, đây đã từng là một trong những cách viết phổ biến trên báo chí. Tuy nhiên, thời gian gần đây mô hình này ít được sử dụng vì nó có nhược điểm cơ bản là không hấp dẫn ngay từ đầu nênkhông thu hút ngay được sự chú ý của công chúng đối với tác phẩm.
Mô hình “hình tháp ngược”: về phương diện lý thuyết, mô hình này là sự đảo ngược của mô hình “hình tháp xuôi” ở trên với cách biểu hiện dưới dạng một hình tháp quay ngược đầu xuống. Các chi tiết, dữ kiện trong tác phẩm được sắp xếp theo nguyên tắc giảm dần mức độ quan trọng về cuối và khi biên tập, người ta có thể cắt bỏ từ cuối bài lên mà không sợ mất những chi tiết quan trọng nhất.
Đây là mô hình được áp dụng một cách phổ biến trong việc viết tin cho các loại hình báo in, báo mạng - Internet hiện nay. Một số dạng bài phản ánh và kể cả các thể loại báo chí (như bình luận, phỏng vấn, ký chính luận…) cũng có thể được viết ra theo mô hình này.
Mô hình “viên kim cương” được biểu hiện theo hình dáng như mặt cắt dọc của một viên kim cương. Những tác phẩm được viết theo mô hình này thường được mở đầu bằng một vài chi tiết tương đối quan trọng. Các chi tiết tăng dần mức độ quan trọng và chi tiết hấp dẫn nhất, quan trọng nhất thường được đặt ngay trong câu mở đâu của tác phẩm. Tiếp đó, các chi tiết, dữ kiện trong tác phẩm lại được sắp xếp theo trình tự giảm dần độ quan trọng (giống mô hình “hình tháp ngược”) để khi biên tập, người ta có thể cắt bỏ từ cuối bài lên mà không sợ mất chi tiết quan trọng, hấp dẫn.
Đây cũng là một trong những mô hình rất phổ biến trong cách viết tác phẩm báo chí hiện nay ở nước ta. Các tin tức trên đài phát thanh và truyền hình hiện nay hầu hết đều áp dụng cách viết theo mô hình này. Một số dạng bài phản ánh chưa đạt tới tiêu chí thể loại cũng có thể được viết theo mô hình này.
Mô hình “đồng hồ cát” cho thấy những chi tiết, dữ kiện quan trọng được bố trí ở đầu và nhắc lại ở cuối tác phẩm báo chí. Các chi tiết không quan trọng được bố trí ở giữa theo trình tự: giảm dần mức độ quan trọng đến khoảng giữa bài rồi lại tăng dần lên đến đỉnh cao ở phần kết bài.
Nói một cách hình ảnh thì mô hình này là sự lắp ghép của cả hai mô hình “hình tháp xuôi” và “hình tháp ngược” theo cách: nửa trên tác phẩm được trình bày theo mô hình “hình tháp xuôi”, nửa còn lại của tác phẩm lại theo mô hình “hình tháp ngược”. Các thể loại phóng sự, ghi nhanh, ký chân dung, ký chính luận, bình luận, điều tra… thường có tác phẩm được viết ra theo mô hình này.
Mô hình “hình trụ” (còn gọi là “hình chữ nhật”) cho thấy các chi tiết, dữ kiện được tái hiện trong tác phẩm có tầm quan trọng tương đương như nhau nên được bố trí từ đầu đến cuối tác phẩm theo một trình tự nào đó có thể khiến cho công chúng tiếp nhận dễ hiểu, dễ nhớ nhất là được. Mô hình này thường được áp dụng khi viết các thể loại phản ánh sự kiện, tình huống theo trục thời gian như nhật ký phóng viên, tin tường thuật, bài tường thuật, tin tổng hợp v.v… Trong một số trường hợp đặc biệt, một vài tác phẩm thuộc thể loại phóng sự cũng có thể được viết theo mô hình này.
Đôi điều lưu ý:
Một tác phẩm báo chí có thể chỉ được viết theo một trong những mô hình nêu trên nhưng cũng có thể vận dụng kết hợp các mô hình trong một sự thống nhất riêng biệt nào đó. Mô hình có thể được sử dụng một cách độc lập nhưng cũng có thể được sử dụng trong sự kết hợp với nhau một cách linh hoạt. Như vậy, các mô hình nêu trên chỉ là những mô hình cơ bản mà người viết báo có thể khai thác sử dụng.
Nài những mô hình nêu trên, trong các sách lý luận người ta còn nêu lên một số cách viết theo những mô hình khác như: hình “trứng ngỗng”; hình “bình đựng nước”; hình “con cá”; hình “vòng tròn khép kín” v.v...
Việc viết tác phẩm báo chí theo mô hình chỉ mới là một trong những thao tác đầu tiên. Những tác phẩm hay thường không chịu gò bó trong những khuôn mẫu có sẵn.
LTKT
Cùng chuyên mục
Bình luận