Chuyến “tác ngiệp” của học viên lớp nghiệp vụ báo
(Sóng Trẻ) - Làng gốm Bát Tràng là địa điểm được chọn để các học viên lớp nghiệp vụ báo viết, báo mạng và báo truyền hình được thử sức mình làm một nhà báo thực sự, chụp ảnh, lấy tin, phỏng vấn, quay phóng sự… đồng thời thỏa sức vuốt, nặn vẽ…
Chọn chủ đề - một công việc khó
Trước khi đi thực tế, tất cả các học viên đều phải nghĩ trước chủ đề mà mình định viết, định hướng tới, thế nhưng khi đi lấy thông tin, không ít bạn phải “vĩnh biệt” chủ đề chuẩn bị.
Bạn Đỗ Thị Thu Hằng (học viên lớp báo mạng) chia sẻ: “Mình đã chuẩn bị cho bài viết rất chu đáo, nhưng khi đi thực tế, lại không gặp được nhân vật cần phỏng vấn, cũng không thể vào được khu sản xuất”.
Cũng nói về chủ đề, bạn Thanh Hương (học viên lớp báo viết) tâm sự: “Lần đầu tiên đến làng gốm Bát Tràng nên những gì mình thấy không giống những gì nghĩ trong bài viết, thậm chí mình còn nghĩ ra rất nhiều đề tài khác và nhanh chóng “bái bai” với cái chủ đề mà mình đã chuẩn bị”.
Các học viên chụp ảnh viết bài
Thỏa sức chụp ảnh
Ảnh báo chí có sức công phá rất mạnh mẽ, một bài viết hay và đáng tin cậy thường có ảnh đính kèm. Vì thế, để có một bài viết thành công, các bạn cần phải có những tấm ảnh ưng ý, phù hợp, thể hiện hết nội dung muốn nói, nhưng để có được một bức ảnh như vậy thật không dễ chút nào.
Bạn Nguyễn Thị Bích Hồng (học viên lớp báo mạng) kể: “Ở Bát Tràng có nhiều mặt hàng đẹp lắm, sẵn có máy ảnh trong tay thế là mình tha hồ chụp đến hàng trăm kiểu ảnh, mà đôi khi quên đi việc mình đang chụp ảnh để viết bài”.
Thậm chí có những bạn không biết nên chụp như thế nào để có được cái ảnh phù hợp phục vụ cho bài viết của mình.
Bạn Đỗ Thị Thu Hằng (học viên lớp báo mạng) chia sẻ: “Mình có chụp ảnh, chụp nhiều nữa là đằng khác, nhưng nhìn lại chưa có cái nào đáng đưa vào bài viết, để chụp được một cái ảnh phù hợp thật sự khó”.
Phỏng vấn - tưởng dễ mà khó
Phỏng vấn, công việc quan trọng của nghề báo, của một nhà báo. Bài viết cần phải có phần phỏng vấn, bởi chính nó sẽ làm cho bài viết sinh động và đáng tin cậy. Nhưng trong chuyến đi thực tế này, không ít học viên gặp rắc rối trong việc phỏng vấn để lấy tư liệu cho bài viết của mình.
Bạn Lan Anh (học viên lớp báo mạng) kể: “Mình cứ nghĩ là đến tìm gặp người cần phỏng vấn là ổn, nhưng bây giờ mới biết là khó, tìm gặp người để phỏng vấn đã khó, việc nghĩ ra câu hỏi để hỏi càng khó hơn”.
Bạn Thu Huyền (học viên lớp báo mạng) chia sẻ: “Chuyện đi phỏng vấn của mình buồn cười lắm, tưởng dễ mà khó vô cùng. Mình vào định hỏi một cô bán hàng ở trong chợ, chưa vào đến nơi đã bị cô ấy đuổi đi, còn bị mắng nữa chứ, thật nản”.
Bạn Mai Trang (học viên lớp truyền hình) tâm sự: “Để tìm được nhân vật chính cho buổi phỏng vấn, bọn mình phải đi đến mấy cây số, hỏi thăm mãi mới đến nhà nghệ nhân Tuấn, nhưng đến nơi, chú ấy lại đi công tác, mình đành phải cố gắng tìm nhân vật khác để phỏng vấn dù cảm thấy rất buồn và nản chí”
Đi quay phóng sự phải “sức dai, mặt dày, môi mỏng, tinh thần thép”
Khi trực tiếp bắt tay vào làm phóng sự bằng chiếc máy quay chuyên dụng, các bạn mới nhận ra làm phóng sự không hề đơn giản, thậm chí còn khó hơn “vượt lũ”! Để có thể hoàn thành được bài phóng sự, trong gần 7 tiếng đó, các bạn đã phải cố gắng làm việc hết mình.
Để chuẩn bị cho chuyến đi thực tế, các bạn lớp báo truyền hình cần phải phân nhóm và lên kế hoạch, soạn thảo kịch bản, liên hệ trước nhân vật chính của mình…
Vác trên vai máy quay, micro… ba nhóm tất bật lên đường đi tìm nhân vật của mình nhưng những khó khăn mà các bạn vấp phải đã khiến các bạn mất bình tĩnh, thậm chí phải làm lại từ khâu đầu tiên.
Bạn Lương Thị Thủy Tiên ( học viên lớp truyền hình) chia sẻ: “Cả đội mình ai cũng thấy nản toàn tập. Mọi sự chuẩn bị đều đổ xuống sông hết, Vác máy quay đi đến 2,3 cây số mới đến được nơi quay, thế nhưng lại không gặp được nhân vật, thế là bọn mình phải nhanh chóng lên kế hoạch nghĩ ra nhân vật khác để quay, thấy khó khăn lắm nhưng phải cố gắng thôi”.
Nhiều người nghĩ quay phóng sự chỉ làm nhiệm vụ bắt hình, lấy cảnh, quay phỏng vấn nhân vật chính… theo chỉ đạo trực tiếp của biên tập và đã có kich bản sẵn thì yên tâm. Thế nhưng, thực tế không phải vậy. Khi đi quay một phóng sự, mỗi người tham gia vào quá trình sản xuất đều phải làm chủ tác phẩm của mình, phải “thấm” được nội dung, chủ đề của chương trình, đảm nhiệm vai trò cụ thể, phải thật hiểu những vấn đề mình sắp làm và linh hoạt. Khó khăn, nhưng mang trong mình niềm tin và ý chí, tuy không như mong muốn nhưng các bạn đã hoàn thành bài phóng sự của mình.
Bạn Lương Thị Thủy Tiên cho biết: “Khó khăn lắm, bây giờ thì biết khó khăn thật rồi, bọn mình cãi nhau mãi mới lên lại được kịch bản, khi đi quay thì nhân vật lại muốn quay theo ý của họ, thế mới khổ chứ… nhưng cũng may, bây giờ thì ok rồi”.
Bạn Mai Trang (học viên lớp truyền hình) chia sẻ: “Tuy gặp khá nhiều khó khăn nhưng bọn mình vẫn quyết tâm hoàn thành bộ phim. Cũng nhờ vậy mà bọn mình đã biết được quy trình sản xuất một phóng sự , cách đặt vấn đề sao cho gần gũi với người xem và kỹ năng làm việc nhóm”.
Vui chơi thỏa sức sau những giờ mệt mỏi….
Sau khi “ tác nghiệp” xong, thời gian còn lại trước khi lên xe về, các bạn học viên đến những khu vực sản xuất gốm, những “ sân chơi gốm” để vuôt, nặn, để tô, chụp ảnh và cả mua đồ lưu niệm… Một số bạn thử làm nghệ nhân, tay chân quần áo lem luốc bùn đất, nhưng bù lại các bạn thấy vui vì được tự tay vuốt vuốt nặn nặn sản phẩm của mình.
Bạn Thu Hằng (Học viên lớp báo mạng) không giấu nổi niềm hạnh phúc: “Bọn tớ lần đầu được tự tay nặn thế này, nên thấy thích lắm, nặn mãi mà không chán, thú vị thật đấy”.
Các bạn say sưa tô vẽ trên các “sản phẩm” của mình, sau khi “tác nghiệp”
Xúng xính trên tay mấy túi đồ, bạn Thu Huyền (học viên lớp báo mạng) cho biết: “Mình mua được nhiều thứ lắm, vòng tay, cốc, chuông gió…. vừa có đồ kỉ niệm, vừa có quà tặng bạn, nhớ mãi ngày hôm nay”.
Tuy có nhiều khó khăn, rắc rối trong khi đi “ tác nghiệp” nhưng tất cả các bạn đều cố gắng để hoàn thành “sản phẩm” của mình. Có lẽ những chuyến “tác nghiệp” như thế này đã giúp cho các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trước khi trở thành một nhà báo thực sự.
Chọn chủ đề - một công việc khó
Trước khi đi thực tế, tất cả các học viên đều phải nghĩ trước chủ đề mà mình định viết, định hướng tới, thế nhưng khi đi lấy thông tin, không ít bạn phải “vĩnh biệt” chủ đề chuẩn bị.
Bạn Đỗ Thị Thu Hằng (học viên lớp báo mạng) chia sẻ: “Mình đã chuẩn bị cho bài viết rất chu đáo, nhưng khi đi thực tế, lại không gặp được nhân vật cần phỏng vấn, cũng không thể vào được khu sản xuất”.
Cũng nói về chủ đề, bạn Thanh Hương (học viên lớp báo viết) tâm sự: “Lần đầu tiên đến làng gốm Bát Tràng nên những gì mình thấy không giống những gì nghĩ trong bài viết, thậm chí mình còn nghĩ ra rất nhiều đề tài khác và nhanh chóng “bái bai” với cái chủ đề mà mình đã chuẩn bị”.
Các học viên chụp ảnh viết bài
Thỏa sức chụp ảnh
Ảnh báo chí có sức công phá rất mạnh mẽ, một bài viết hay và đáng tin cậy thường có ảnh đính kèm. Vì thế, để có một bài viết thành công, các bạn cần phải có những tấm ảnh ưng ý, phù hợp, thể hiện hết nội dung muốn nói, nhưng để có được một bức ảnh như vậy thật không dễ chút nào.
Bạn Nguyễn Thị Bích Hồng (học viên lớp báo mạng) kể: “Ở Bát Tràng có nhiều mặt hàng đẹp lắm, sẵn có máy ảnh trong tay thế là mình tha hồ chụp đến hàng trăm kiểu ảnh, mà đôi khi quên đi việc mình đang chụp ảnh để viết bài”.
Thậm chí có những bạn không biết nên chụp như thế nào để có được cái ảnh phù hợp phục vụ cho bài viết của mình.
Bạn Đỗ Thị Thu Hằng (học viên lớp báo mạng) chia sẻ: “Mình có chụp ảnh, chụp nhiều nữa là đằng khác, nhưng nhìn lại chưa có cái nào đáng đưa vào bài viết, để chụp được một cái ảnh phù hợp thật sự khó”.
Phỏng vấn - tưởng dễ mà khó
Phỏng vấn, công việc quan trọng của nghề báo, của một nhà báo. Bài viết cần phải có phần phỏng vấn, bởi chính nó sẽ làm cho bài viết sinh động và đáng tin cậy. Nhưng trong chuyến đi thực tế này, không ít học viên gặp rắc rối trong việc phỏng vấn để lấy tư liệu cho bài viết của mình.
Bạn Lan Anh (học viên lớp báo mạng) kể: “Mình cứ nghĩ là đến tìm gặp người cần phỏng vấn là ổn, nhưng bây giờ mới biết là khó, tìm gặp người để phỏng vấn đã khó, việc nghĩ ra câu hỏi để hỏi càng khó hơn”.
Bạn Thu Huyền (học viên lớp báo mạng) chia sẻ: “Chuyện đi phỏng vấn của mình buồn cười lắm, tưởng dễ mà khó vô cùng. Mình vào định hỏi một cô bán hàng ở trong chợ, chưa vào đến nơi đã bị cô ấy đuổi đi, còn bị mắng nữa chứ, thật nản”.
Bạn Mai Trang (học viên lớp truyền hình) tâm sự: “Để tìm được nhân vật chính cho buổi phỏng vấn, bọn mình phải đi đến mấy cây số, hỏi thăm mãi mới đến nhà nghệ nhân Tuấn, nhưng đến nơi, chú ấy lại đi công tác, mình đành phải cố gắng tìm nhân vật khác để phỏng vấn dù cảm thấy rất buồn và nản chí”
Đi quay phóng sự phải “sức dai, mặt dày, môi mỏng, tinh thần thép”
Khi trực tiếp bắt tay vào làm phóng sự bằng chiếc máy quay chuyên dụng, các bạn mới nhận ra làm phóng sự không hề đơn giản, thậm chí còn khó hơn “vượt lũ”! Để có thể hoàn thành được bài phóng sự, trong gần 7 tiếng đó, các bạn đã phải cố gắng làm việc hết mình.
Để chuẩn bị cho chuyến đi thực tế, các bạn lớp báo truyền hình cần phải phân nhóm và lên kế hoạch, soạn thảo kịch bản, liên hệ trước nhân vật chính của mình…
Vác trên vai máy quay, micro… ba nhóm tất bật lên đường đi tìm nhân vật của mình nhưng những khó khăn mà các bạn vấp phải đã khiến các bạn mất bình tĩnh, thậm chí phải làm lại từ khâu đầu tiên.
Bạn Lương Thị Thủy Tiên ( học viên lớp truyền hình) chia sẻ: “Cả đội mình ai cũng thấy nản toàn tập. Mọi sự chuẩn bị đều đổ xuống sông hết, Vác máy quay đi đến 2,3 cây số mới đến được nơi quay, thế nhưng lại không gặp được nhân vật, thế là bọn mình phải nhanh chóng lên kế hoạch nghĩ ra nhân vật khác để quay, thấy khó khăn lắm nhưng phải cố gắng thôi”.
Nhiều người nghĩ quay phóng sự chỉ làm nhiệm vụ bắt hình, lấy cảnh, quay phỏng vấn nhân vật chính… theo chỉ đạo trực tiếp của biên tập và đã có kich bản sẵn thì yên tâm. Thế nhưng, thực tế không phải vậy. Khi đi quay một phóng sự, mỗi người tham gia vào quá trình sản xuất đều phải làm chủ tác phẩm của mình, phải “thấm” được nội dung, chủ đề của chương trình, đảm nhiệm vai trò cụ thể, phải thật hiểu những vấn đề mình sắp làm và linh hoạt. Khó khăn, nhưng mang trong mình niềm tin và ý chí, tuy không như mong muốn nhưng các bạn đã hoàn thành bài phóng sự của mình.
Bạn Lương Thị Thủy Tiên cho biết: “Khó khăn lắm, bây giờ thì biết khó khăn thật rồi, bọn mình cãi nhau mãi mới lên lại được kịch bản, khi đi quay thì nhân vật lại muốn quay theo ý của họ, thế mới khổ chứ… nhưng cũng may, bây giờ thì ok rồi”.
Bạn Mai Trang (học viên lớp truyền hình) chia sẻ: “Tuy gặp khá nhiều khó khăn nhưng bọn mình vẫn quyết tâm hoàn thành bộ phim. Cũng nhờ vậy mà bọn mình đã biết được quy trình sản xuất một phóng sự , cách đặt vấn đề sao cho gần gũi với người xem và kỹ năng làm việc nhóm”.
Vui chơi thỏa sức sau những giờ mệt mỏi….
Sau khi “ tác nghiệp” xong, thời gian còn lại trước khi lên xe về, các bạn học viên đến những khu vực sản xuất gốm, những “ sân chơi gốm” để vuôt, nặn, để tô, chụp ảnh và cả mua đồ lưu niệm… Một số bạn thử làm nghệ nhân, tay chân quần áo lem luốc bùn đất, nhưng bù lại các bạn thấy vui vì được tự tay vuốt vuốt nặn nặn sản phẩm của mình.
Bạn Thu Hằng (Học viên lớp báo mạng) không giấu nổi niềm hạnh phúc: “Bọn tớ lần đầu được tự tay nặn thế này, nên thấy thích lắm, nặn mãi mà không chán, thú vị thật đấy”.
Các bạn say sưa tô vẽ trên các “sản phẩm” của mình, sau khi “tác nghiệp”
Xúng xính trên tay mấy túi đồ, bạn Thu Huyền (học viên lớp báo mạng) cho biết: “Mình mua được nhiều thứ lắm, vòng tay, cốc, chuông gió…. vừa có đồ kỉ niệm, vừa có quà tặng bạn, nhớ mãi ngày hôm nay”.
Tuy có nhiều khó khăn, rắc rối trong khi đi “ tác nghiệp” nhưng tất cả các bạn đều cố gắng để hoàn thành “sản phẩm” của mình. Có lẽ những chuyến “tác nghiệp” như thế này đã giúp cho các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trước khi trở thành một nhà báo thực sự.
Nguyễn Hoa
BV22
BV22
Cùng chuyên mục
Bình luận