Tăng cường năng lực giáo dục nài công lập
(Sóng Trẻ) - Sáng ngày 29/2, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Trường đại học Hòa Bình và Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông đã tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới và phát triển hệ thống các trường nài công lập (NCL) ở Việt Nam”.
Tham dự hội thảo có đồng chí Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; GS.TSKH Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; GS.TS Trần Hồng Quân - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL; cùng các chuyên gia giáo dục và đại diện lãnh đạo của gần 40 trường Đại học, Cao đẳng nghề NCL.
Cuộc hội thảo tập trung vào việc nêu thực trạng phát triển hệ thống các trường NCL ở Việt Nam (mẫu giáo, phổ thông, dạy nghề, cao đẳng, đại học); những chủ trương, chính sách, giải pháp; thành tựu, bất cập, yếu kém; định hướng đổi mới và phát triển. Hội thảo cũng đề cập đến đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với sự phát triển hệ thống các trường NCL; các kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống các trường NCL; về mối quan hệ giữa “công và tư” trong phát triển GD&ĐT…
Hội thảo “Đổi mới và phát triển hệ thống các trường nài công lập (NCL) ở Việt Nam” có sự tham gia của nhiều nhà khoa học.
Trong những thập kỷ qua, thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục – đào tạo, hệ thống các trường NCL đã có một bước phát triển đáng kể, góp phần tích cực vào việc đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, một số trường cũng bộc lộ không ít những yếu kém, bất cập, thậm chí tiêu cực… Theo GS – TSKH Phạm Sỹ Tiến (Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) nhận định: “Một số trường ĐH NCL được thành lập khi chưa đủ điều kiện, quy hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất còn mang tính đối phó, kém khả thi, khi thành lập rồi khó thực hiện được kế hoạch hoặc cam kết, không tuyển được đủ số sinh viên cần thiết.”
Theo GS.TS Hoàng Xuân Sính (Trường Đại học Thăng Long) thì hệ thống các trường NCL ở Việt Nam gặp không ít khó khăn như: thành kiến của xã hội đối với trường tư, nguồn tài chính hạn hẹp, ngân sách cho sinh viên mỗi năm quá ít ỏi, việc khoanh vùng cho các trường đại học nài công lập chưa hợp lý.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia giáo dục đều nhận định việc tăng cường hệ thống giáo dục NCL là hết sức cần thiết, là tất yếu khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. Kinh nghiệm của nhiều nước cho ta thấy rõ vai trò của nguồn nhân lực đào tạo và cách thức đào tạo. Những trường ĐH tư thục như Đại học Havard, Beckeley, Yale, Đại học Kĩ thuật Massachusetts (MIT), Stanford, Phoenix,… ở Mĩ, Imperial College London – (thuộc Russell Group of Universities), ĐH Buckingham và nhiều trường ĐH tư thục khác ở Nhật Bản, Hàn Quốc là niềm mơ ước của nhiều người và là nơi tập trung các giáo sư, các sinh viên tài năng; các trường ĐH tư ở Đài Loan không nổi tiếng bằng trường công nhưng vẫn là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng tốt, không thua kém các trường công kể cả năng lực làm việc trên thị trường lao động quốc tế.
Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã đề ra một số giải pháp, hướng đi mới cho các trường NCL ở Việt Nam. Theo TS.Trần Thị Bích Liễu (Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội): “Để nâng cao chất lượng đào tạo, các trường cần ưu tiên đầu tư cho nguồn nhân lực bằng nhiều cách thức khác nhau. Các trường nên áp dụng các quy luật của thị trường một cách linh hoạt và mềm dẻo, tạo dựng hình ảnh của nhà trường qua chất lượng, qua đội ngũ và qua cấu trúc nghệ thuật của khuôn viên, nhà cửa và các trang thiết bị. Đồng thời phát huy tối đa quyền chủ động và sáng tạo mà nhà nước trao cho; thiết lập mối quan hệ công – tư trong giáo dục để phục vụ mục đích chung của giáo dục và cùng nâng cao chất lượng”.
GS.TS Trần Hồng Quân cho rằng, các trường NCL đặt ra hai sứ mạng lớn: một là huy động nguồn lực nài ngân sách nhà nước, hình thành các cơ sở đào tạo, đồng hành với các trường công lập phát triển mạnh mẽ nền ĐH Việt Nam. Hai là bình đẳng cơ chế tự chủ cao và phải tự lực cánh sinh, xây dựng mô hình quản lý năng động hơn, hiệu quả hơn… Theo ông, cần xác lập đúng đắn tư duy về vai trò giáo dục NCL, có nên chăng nếu thay đổi mô hình tổ chức của các trường NCL và cần có sự phân định giữa các trường phi lợi nhuận và lợi nhuận.
Giáo dục NCL là hướng đi tất yếu của xã hội hóa giáo dục. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước; đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội, việc học tập của các tầng lớp nhân dân nhất là trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế của nước ta hiện. “Đổi mới và phát triển hệ thống các trường NCL ở Việt Nam” là vấn đề hết sức nóng hổi, cần có sự bàn luận cụ thể, kịp thời nhằm xác định rõ hướng đi trong giai đoạn mới.
Tham dự hội thảo có đồng chí Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; GS.TSKH Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; GS.TS Trần Hồng Quân - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL; cùng các chuyên gia giáo dục và đại diện lãnh đạo của gần 40 trường Đại học, Cao đẳng nghề NCL.
Cuộc hội thảo tập trung vào việc nêu thực trạng phát triển hệ thống các trường NCL ở Việt Nam (mẫu giáo, phổ thông, dạy nghề, cao đẳng, đại học); những chủ trương, chính sách, giải pháp; thành tựu, bất cập, yếu kém; định hướng đổi mới và phát triển. Hội thảo cũng đề cập đến đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với sự phát triển hệ thống các trường NCL; các kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống các trường NCL; về mối quan hệ giữa “công và tư” trong phát triển GD&ĐT…
Hội thảo “Đổi mới và phát triển hệ thống các trường nài công lập (NCL) ở Việt Nam” có sự tham gia của nhiều nhà khoa học.
Trong những thập kỷ qua, thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục – đào tạo, hệ thống các trường NCL đã có một bước phát triển đáng kể, góp phần tích cực vào việc đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, một số trường cũng bộc lộ không ít những yếu kém, bất cập, thậm chí tiêu cực… Theo GS – TSKH Phạm Sỹ Tiến (Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) nhận định: “Một số trường ĐH NCL được thành lập khi chưa đủ điều kiện, quy hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất còn mang tính đối phó, kém khả thi, khi thành lập rồi khó thực hiện được kế hoạch hoặc cam kết, không tuyển được đủ số sinh viên cần thiết.”
GS.TSKH Đặng Ứng Vận – Hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình phát biểu tại hội thảo
Theo GS.TS Hoàng Xuân Sính (Trường Đại học Thăng Long) thì hệ thống các trường NCL ở Việt Nam gặp không ít khó khăn như: thành kiến của xã hội đối với trường tư, nguồn tài chính hạn hẹp, ngân sách cho sinh viên mỗi năm quá ít ỏi, việc khoanh vùng cho các trường đại học nài công lập chưa hợp lý.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia giáo dục đều nhận định việc tăng cường hệ thống giáo dục NCL là hết sức cần thiết, là tất yếu khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. Kinh nghiệm của nhiều nước cho ta thấy rõ vai trò của nguồn nhân lực đào tạo và cách thức đào tạo. Những trường ĐH tư thục như Đại học Havard, Beckeley, Yale, Đại học Kĩ thuật Massachusetts (MIT), Stanford, Phoenix,… ở Mĩ, Imperial College London – (thuộc Russell Group of Universities), ĐH Buckingham và nhiều trường ĐH tư thục khác ở Nhật Bản, Hàn Quốc là niềm mơ ước của nhiều người và là nơi tập trung các giáo sư, các sinh viên tài năng; các trường ĐH tư ở Đài Loan không nổi tiếng bằng trường công nhưng vẫn là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng tốt, không thua kém các trường công kể cả năng lực làm việc trên thị trường lao động quốc tế.
Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã đề ra một số giải pháp, hướng đi mới cho các trường NCL ở Việt Nam. Theo TS.Trần Thị Bích Liễu (Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội): “Để nâng cao chất lượng đào tạo, các trường cần ưu tiên đầu tư cho nguồn nhân lực bằng nhiều cách thức khác nhau. Các trường nên áp dụng các quy luật của thị trường một cách linh hoạt và mềm dẻo, tạo dựng hình ảnh của nhà trường qua chất lượng, qua đội ngũ và qua cấu trúc nghệ thuật của khuôn viên, nhà cửa và các trang thiết bị. Đồng thời phát huy tối đa quyền chủ động và sáng tạo mà nhà nước trao cho; thiết lập mối quan hệ công – tư trong giáo dục để phục vụ mục đích chung của giáo dục và cùng nâng cao chất lượng”.
GS.TS Trần Hồng Quân cho rằng, các trường NCL đặt ra hai sứ mạng lớn: một là huy động nguồn lực nài ngân sách nhà nước, hình thành các cơ sở đào tạo, đồng hành với các trường công lập phát triển mạnh mẽ nền ĐH Việt Nam. Hai là bình đẳng cơ chế tự chủ cao và phải tự lực cánh sinh, xây dựng mô hình quản lý năng động hơn, hiệu quả hơn… Theo ông, cần xác lập đúng đắn tư duy về vai trò giáo dục NCL, có nên chăng nếu thay đổi mô hình tổ chức của các trường NCL và cần có sự phân định giữa các trường phi lợi nhuận và lợi nhuận.
Giáo dục NCL là hướng đi tất yếu của xã hội hóa giáo dục. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước; đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội, việc học tập của các tầng lớp nhân dân nhất là trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế của nước ta hiện. “Đổi mới và phát triển hệ thống các trường NCL ở Việt Nam” là vấn đề hết sức nóng hổi, cần có sự bàn luận cụ thể, kịp thời nhằm xác định rõ hướng đi trong giai đoạn mới.
Nguyễn Khánh Linh
Báo Mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo Mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận