Tất cả bởi họ có tình yêu

(Sóng trẻ) - Chiến tranh đã qua đi nhưng người ta vẫn không quên được  những kí ức đau thương mà oanh liệt ấy. “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” và “Mãi mãi tuổi hai mươi” của Nguyễn Văn Thạc sẽ mãi là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt của tuổi trẻ vì lí tưởng cao đẹp thời lửa khói.

Đặng Thùy Trâm – người con gái đa sầu, đa cảm

Đặng Thùy Trâm - cái tên giản dị ấy cũng đẹp như chính cuộc đời của chị. Tốt nghiệp đại học Y với tấm bằng loại ưu, cha chị có uy tín và có mối quan hệ rộng rãi, chị Trâm có nhiều cơ hội để ở lại Hà Nội hưởng một cuộc sống êm ấm yên bình. Nhưng nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc chị đã xung phong lên đường với ước nguyện dâng hiến để bảo vệ “dáng hình xứ sở” của “đất nước muôn đời”.

Trong bức thư gửi cho em gái Phương Trâm, chị viết: “đất nước và lương tâm đòi hỏi mình phải hy sinh nhiều hơn… mình lớn lên giữa thời buổi này lẽ nào lại tìm một nơi an toàn nhất, lương tâm chị không cho phép. Không ở đâu giá trị đích thực của con người được thấy rõ như tại chiến trường miền Nam này”.

59b541817_dang_thuy_tram.jpg
 Đặng Thùy Trâm

Năm 1967, chị vào đến Quảng Ngãi và làm việc trong một bệnh xá ở Đức Phổ, khó khăn thiếu thốn, nguy hiểm, chết chóc luôn cận kề, rình rập. Ban ngày là những nỗi đau thể xác của các thương bệnh binh cứ quặn thắt trong lòng người thầy thuốc ấy, cắn rứt lương tâm mỗi khi không cứu được các anh. 

Khi đêm xuống cũng là lúc chị sống thật với mình, nụ cười nở trên môi đâu phải lúc nào cũng là nụ cười trong lòng, chị nhớ về Hà Nội, nhớ về những khoảnh khắc êm đẹp với cảm giác của một cô học sinh Chu Văn An ngồi ngậm chiếc đuôi bút quên nghe thầy giảng bài, lơ đãng nhìn ra mặt hồ Tây mờ mịt trong mưa phùn mà nghĩ vẩn vơ. Bao hoài niệm, bao nỗi nhớ cứ cuồn cuộn trong lòng như sống dậy cả một tuổi thơ êm đềm.

Trải mình qua những dòng tâm sự, ngòi bút thấm đẫm nước mắt ấy đã để lại cho đời những trang giấy nhòe mờ mà đẫm mực ở trong lòng. Đọc mà xót xa, đọc mà nể phục và quả là, chiến tranh khắc nghiệt đã tôi luyện ra những con người “khắc nghiệt” với một trái tim mãnh liệt, yêu và cháy hết mình, tim họ ngừng đập để cho trái tim Tổ Quốc muôn đời đập mãi. 

Nguyễn Văn Thạc – biểu tượng của tình yêu mãnh liệt

Anh là biểu tượng cho vẻ đẹp toàn diện của thanh niên thời chiến, mang vẻ đẹp thời đại - Nguyễn Văn Thạc. Sinh ra trong một gia đình thợ thủ công tại Hà Nội với thành tích học tập rất xuất sắc, anh đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc, là sinh viên trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, Nguyễn Văn Thạc cũng như hàng ngàn sinh viên các trường đại học phải tạm ngừng việc học, cởi áo sinh viên khoác lên mình áo lính. 

“Mãi mãi tuổi hai mươi” - cuốn nhật ký từng vang dội cả một thời về chuyện đời bi tráng của chàng trai đam mê văn chương. Cuộc đời người lính với trên mũ là một ngôi sao, trên cổ áo là quân hàm đỏ đến với chàng sinh viên lãng tử tự nhiên, bình thản và cũng đột ngột quá. 
 
59b541817_20108602.jpg
Nguyễn Văn Thạc

Chiến cuộc cam “dúi” vào bàn tay cầm bút của những thanh niên như anh khẩu súng, anh vào chiến trường mà lòng ngập tràn niềm tin tươi sáng, quyết tâm vì thắng lợi của ngày mai. Anh trải lòng mình chân thật qua những cảm nhận lắng nghe, hồn nhiên tinh tế rung động trước những vùng đất anh qua, những con người anh gặp của một hồn thơ đang khao khát bộc lộ, một tình yêu khao khát tỏ bày. 

Trong một lá thư gửi người bạn gái, anh tâm sự: “Bất kỳ một sự vinh quang nào cũng cần phải trả bằng một giá. Và khó khăn gian khổ càng nhiều, thử thách càng nhiều thì sự vinh quang đó càng trở nên rực rỡ”. Nguyễn Văn Thạc ao ước: “ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc…”, đó cũng là tâm nguyện cuối cùng của anh. 

Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời, là tiếng vọng của lòng người vào năm tháng thời gian để thương để nhớ lại cho đời. Với “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” và “Mãi mãi tuổi hai mươi” - hai cuốn sách, hai số phận nhưng họ đều đại diện cho thế hệ thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Tất cả trong họ là tình yêu, là lửa cháy đến”nóng” lòng bởi miền Bắc thân yêu, bởi miền Nam ruột thịt. 

Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, có lẽ họ là những đại diện tiêu biểu nhất cho tình yêu, cho những rung động bất chợt của “người tình” Tổ Quốc. Trở về từ trận địa mịt mùng đạn bom, họ mang đến cho thế hệ ngày hôm nay vốn sống phong phú không lắm chiều cạnh mà lại trong sáng, thánh thiện đến lạ kỳ,  những dòng nhật ký đẫm hơi thở cuộc sống, giàu chất người và tình người.

Phạm Thị Thanh Phương
Khoa Quản lí nhà nước 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN