Thăm viếng lăng mộ người thầy đầu tiên của Việt Nam


(Sóng Trẻ) - Tuy ẩn mình trên cánh rừng thông bạt ngàn của dải núi Phượng Hoàng thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng lăng mộ thầy Chu Văn An vẫn luôn là điểm đến tâm linh đối với nhiều du khách, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên mỗi độ xuân về.

Chu Văn An (1292- 1370) sinh ra tại Thanh Trì - Hà Nội. Thuở nhỏ sớm có nghị lực, chuyên cần, siêng năng học tập, nghiêm khắc sửa mình, khi trưởng thành đạt đến mức thông kinh bác sử, danh lợi không màng, tài năng, đức độ hơn hẳn các nho sĩ đương thời. Vì vậy, mới nài 20 tuổi, ông được vua Trần Minh Tông (1314-1329) mời làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám (hiệu trưởng Trường Quốc Tử Giám), dạy học cho Thái tử và con em các bậc vương giả trong triều và đã có nhiều người thành đạt. 

Sau khi dâng Thất trảm sớ, tâu vua giết 7 tên nịnh thần không thành công, ồng về Phượng Hoàng ẩn dật, dậy học, bốc thuốc, làm thơ để lại cho hậu thế.  Ông sống ở đây hơn mười năm đến khi mất năm 1370, hưởng thọ 78 tuổi. Sau khi qua đời, được nhà vua tặng thụy hiệu là Văn Trinh, học trò an táng tại đây và lập đền thờ gọi là đền Phượng Hoàng.

Thầy từng nói: “… rồi đất nước này không biết sẽ đi đến đâu. Ta chưa từng thấy nước nào coi nhẹ sự học mà khá lên được…” Điều đó thể hiện tầm nhìn sâu rộng, coi trọng việc học của quốc gia, dân tộc.‘‘Học mới chỉ có mắt, hành mới có chân. Có mắt, có chân mới tiến được. Có biết mới làm, có làm mới biết, nhưng cái biết trong làm mới là cái biết sâu sắc nhất, thiết thực nhất”… Mấy trăm năm trước, thầy đã có quan điểm giáo dục tiến bộ ‘‘học đi đôi với hành” và còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.

6b3a92f96_untitled.jpg

:Lời dạy của thầy Chu Văn An

Dân gian có câu “Mồng Một Tết cha, mồng Hai Tết mẹ, mồng Ba Tết thầy”. Vào dịp xuân mới rất đông du khách ở khắp mọi miền về viếng thăm, vãn cảnh đền thờ và lăng mộ thầy Chu Văn An. Đặc biệt nhiều trường học trong cả nước thường xuyên tổ chức cho các em hóc sinh đến thăm di tích đền thờ thầy để tìm hiểu rõ về ông tổ của ngành giáo dục Việt Nam. Tục xin chữ vẫn luôn là nét đẹp văn hóa của ngàn đời nay, du khách xin chữ thể hiện ước nguyện, mong muốn của mình theo chiều hướng tốt đẹp. Tương truyền tại đây xưa có khu giếng son, ở đáy giếng có lớp bùn son, màu đỏ tươi, thầy An thường dùng để viết chữ, nhưng tiếc rằng, giếng son này đã bị vùi lấp. Để tưởng nhớ và lưu giữ nét chữ son độc đáo đó, ngày nay những thầy đồ địa phương đã chế tác ra loại mực son tự nhiên rất đặc biệt dùng để viết chữ, loại mực chỉ có duy nhất ở đây.

81ca7133e_2.jpg

Du khách viếng thăm thắp hương mộ thầy Chu Văn An

Em Lê Thu Huyền học sinh lớp 11 trường THPT An Dương (Hải Phòng) chia sẻ: “Năm nay trường em tổ chức cho chúng em tham quan đền thầy Chu Văn An, chúng em đều rất thích, ai cũng muốn xin chữ để mong được học giỏi, năm sau thi đại học đạt kết quả như mong đợi”.

Anh Trọng Hiển người dân sống tại đây nói: “Hằng năm có rất nhiều trường ở Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định,…tổ chức cho các em học sinh tham quan đền, nhiều trường học ở Hải Dương còn tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng cho những học sinh đạt nhiều thành tích xuất sắc trong học tập tại đây, không khí ở đây cũng thanh tịnh, mát mẻ nên nhiều du khách thích đến vãn cảnh chùa”.

Mai Linh

BMĐT.K30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN