Thomas Loren Friedma

Thomas Loren Friedman là một phóng viên, một cây bút bình luận về tình hình quốc tế của tờ The New York Times, là một tác giả sách và là người đã 3 lần nhận giải thưởng Pulitzer.  Friedman đã đi và viết về tất cả những điểm nóng trong về chính trị trên thế giới, từ cuộc chiến ở Kosovo, xung đột Plestine - Israel, chiến tranh Iraq.... Qua đó, Friedman cũng đã thu thập được tài liệu để viết nên 4 cuốn sách bình luận về chính trị - kinh tế toàn cầu. Những cuốn sách hay những bài báo của ông đều được độc giả nồng nhiệt đón nhận.  


Thomas Loren Friedman sinh ngày 20 tháng 7 năm 1953. Năm 1975, Friedman được nhận bằng cử nhân văn chương, chuyên ngành Địa Trung Hải học, trường Đại học Brandeis. Sau đó, ông tiếp tục nhận được học bổng theo học thạc sĩ tại Đại học St Antony (nằm trong hệ thống của Đại học Oxford), chuyên ngành Trung Đông.  Sau khi nhận bằng thạc sĩ, Friedman trở thành phóng viên thường trú tại London của tập đoàn UPI. Một năm sau, ông được cử làm phái viên tại Beirut (thủ đô Lebanon) và ở lại đến năm 1981.

Sau đó, ông trở thành phóng viên của The New York Times. Chuyên mục ông phụ trách xuất hiện thường kỳ 2 lần 1 tuần và ông cũng là người phụ trách chính các chủ đề trong mục Đối nại.  

Năm 1982, khi xảy ra tranh chấp giữa Israel và Lebanon, ông được cử đến làm vịêc tại Beirut. Những bài báo của Friedman về cuộc chiến, đặc biệt là về vụ thảm sát Sabra và Shatila (tháng 9 năm 1982, làm chết gần 3000 người) đã gây được tiếng vang lớn. Cùng năm đó, ông đạt giải thưởng Pulitzer về mảng Phóng sự quốc tế. Năm 1982, ông cũng đạt giải thưởng George Polk (giải thưởng báo chí Mỹ) về mảng Phóng sự quốc tế.

Từ năm 1984 đến 1988, Friedman tiếp tục được cử đến làm việc tại Jerusalem. Sau chuyến đi này, ông đã được nhận giải thưởng Pulitzer lần thứ hai trong loạt bài viết về "Phong trào Intifada của người Palestin lần thứ nhất". Cùng với đó, ông đã viết cuốn sách "Từ Beirut đến Jerusalem" (From Beirut to Jerusalem) miêu tả hành trình của ông tại khu vực Trung Đông.

                                                        
 

Dưới thời của Tổng thống George H. W. Bush (Bush cha), Friedman trở thành trợ lý cho Bộ trưởng Nại giao Jame Baker. Sau cuộc bầu cử năm 1992, ông Clinton lên làm Tổng thống Mỹ, Friedman trở thành phóng viên thường trú tại Nhà trắng của báo The New York Times. Kể từ 1994, Friedman viết nhiều hơn về đề tài chính sách đối nại và kinh tế. Năm sau, ông trở thành cây bút chính về mảng đối nại trong trang bình luận của The New York Times.
Ông cũng được nhận giải thưởng của "Câu lạc bộ báo chí hải nại" năm 2004. Đồng thời ông cũng được Nữ hoàng Anh Elizabeth II trao tặng "Huân chương của đế chế Anh" do có những đóng góp cho cộng đồng.

Ông được tặng thưởng Giải thưởng Pulitzer 2002 cho loạt bài bình luận  sau cuộc tấn công ngày 11 tháng chín năm 2001, Friedman tập trung viết về sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố từ khu vực Trung Đông. Hội đồng giám khảo Pulitzer đã đánh giá  "Friedman đã đưa ra những góc nhìn rõ ràng dựa trên các bản báo cáo rất qui mô. Đặc biệt, những lời cảnh báo của Friedman có ý nghĩa trên toàn cầu". Loạt bài bình luận về chủ nghĩa khủng bố này được thu thập và xuất bản trong cuốn sách "Kinh độ và thái độ, khám phá thế giới sau ngày 11/9". Một thời gian sau, những luận điểm được trình bày trong loạt bài về sự kiện 11/9 dẫn dắt ông đề tài về tiến bộ kỹ thuật va khoa học toàn cầu. Đó là nền tảng để Friedman phát hiện ra rằng "thế giới đang dần được làm phẳng", được trình bày trong cuốn sách "Thế giới phẳng của ông".

Sau sự kiện ném bom London ngày 7 tháng bảy năm 2005, Friedman yêu cầu Bộ nại giao Hoa Kỳ " tỏ rõ quan điểm phản đối chủ nghĩa khủng bố ở bất cứ nơi nào mà nó hiện diện ". Từ đó, ông đã tạo sức ép giới chức Hoa Kỳ phải đưa ra "Báo cáo mục đích chiến tranh, nhằm vào những thủ lĩnh tôn giáo và các nhà văn cực đoan- những người luôn có mong muốn gây chiến với thế giới". Friedman cho rằng việc theo dõi của chính phủ cần phải tập trung vào những kẻ luôn ủng hộ bạo lực. Trong bài viết ngày 25 tháng bảy, Friedman công khai phản bác những " lời xin lỗi " của những kẻ khủng bố hay những xin lỗi của những kẻ gây ra khủng bố do bị ảnh hưởng hay gây sức ép từ bên thứ ba.

Friedman ủng hộ cho cuộc xâm lược Iraq năm 2003 để thiết lập một trạng thái dân chủ ở Trung Đông, bắt buộc những nước khác trong vùng mở rộng tự do và hiện đại hóa. Trong bài viết ngày 9 tháng hai năm 2003 trên The New York Times, Friedman cho rằng cuộc tấn công này là đúng với Quyết định Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc khi họ đang lưu tâm tới những vũ khí huỷ diệt hành loạt của Iraq.

Từ sau cuộc xâm lược, Friedman có những lời báo động biểu thị qua lời hướng dẫn hậu xâm lược của chiến tranh tới Tổng thống W George. Tuy vậy, cho đến bài viết của ông ngày 4 tháng tám năm 2006, ông lại tỏ ra hy vọng đối với khả năng cho hồi kết tích cực tới xung đột Iraq.  

Tháng 1/2004, ông tham gia vào một diễn đàn trên Slate.com kêu gọi " những kẻ diều hâu xem xét lại chiến tranh Iraq", trong đó ông bác bỏ sự biện hộ cho chiến tranh do Iraq thiếu hợp tác với đội quân gìn giữ hoà bình của Liên hiệp quốc.

Trong bài viết trên The New York Times 29/9/2005, Friedman đã tỏ thái độ ủng hộ người Kurds và Shias trong cuộc nội chiến chống lại Sunnis: "Nếu họ (Sunnis) không có ý định (đến xung quanh), chúng tôi cần phải vũ trang cho Shiites và Kurds và rời khỏi vùng đất của Sunnis để đón gió".

Trong bài viết ngày 4 tháng tám năm 2006, Friedman cuối cùng cũng nhận định rằng nỗ lực thay đổi Iraq bởi quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh đã thất bại, và đã đến lúc Mỹ cần phải chấp nhận sự thất bại để có thể tháo gỡ: "Dù là lý do chủ quan hay khách quan, chế độ dân chủ đã không thể nẩy sinh ở Iraq".

Friedman cũng tham gia thực hiện một số phim tài liệu cho kênh "Discovery Channel" ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Trong bộ phim" Đứng ở giữa bức rào " (năm 2003), ông đã đến thăm Bờ Tây và nói với người  Israelis và Palestine về hàng rào bờ Tây của Israeli và tác động của nó trên những cuộc sống của họ. Cũng trong năm 2003, bộ phim" Báo cáo của Thomas L. Friedman: tìm kiếm nguồn gốc của sự kiện 11/9" được chiếu trên sóng của "Discovery Times Channel". Chương trình này điều tra lý do của  lòng thù ghét của Hồi giáo tới Mỹ, cuộc tấn công vào New York, Pennsylvania, và Lầu năm góc từ cái nhìn trong thế giới Hồi giáo.

Thanh Tịnh(ST)
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN