Văn hóa dân gian nơi phố cổ Hà Nội

(Sóng trẻ)- Trải qua nhiều thăng trầm, nghệ thuật ca trù có một thời gian dài vắng bóng. Tuy nhiên, bằng tình yêu của những người say mê ca trù, bộ môn truyền thống này đang trở lại và nối lại nhịp phách ở phố cổ Hà Nội.

Phố cổ Hà Nội cuối tuần luôn ồn ào tấp nập. Đối lập hẳn với sự nhộn nhịp đó là không gian cô tịch, trang nghiêm, đậm chất nghệ thuật truyền thống trong ngôi đền cổ kính Quan Đế (phố Hàng Buồm, Hà Nội). Với những giọng ca ngọt ngào, những ngón đàn điêu luyện, tinh tế, khán giả được thưởng thức, cảm nhận cái hay, cái đẹp từ đó hiểu được những giá trị cốt lõi của ca trù – bộ môn nghệ thuật truyền thống được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Những âm thanh văng vẳng, chầm chậm như đưa khán giả trở về quá khứ.  Không chỉ dừng lại ở việc biểu diễn thông thường, câu lạc bộ ca trù Thăng Long còn sưu tầm, nghiên cứu, dựng lại những gánh hát chơi, hát nói,… Những tiết mục đã cho khán giả thấy tầm cao hơn về sự uyên thâm, bác học của ca trù. Bằng hàng trăm gánh hát được tổ chức đều đặn vào tối thứ năm và thứ bảy hàng tuần, câu lạc bộ ca trù Thăng Long đã đem ca trù đến đông đảo người dân và du khách quốc tế.

Ca nương Đào Thị Huệ (Câu lạc bộ ca trù Thăng Long) chia sẻ: “ Câu lạc bộ ca trù Thăng Long được thành lập năm 2006 khi mà hai bậc nghệ nhân cùng với chúng tôi mong muốn có điểm diễn và cứ hàng tháng chúng tôi lại tụ họp nhau cũng như tìm những khán giả yêu mên môn nghệ thuật này. Sau vài năm biểu diễn miễn phí mỗi tháng một lần như vậy thì chúng tôi cũng đã có một lứa học sinh, sinh viên. Lúc đó thì chúng tôi cũng đã khôi phục lại lối hát ở cửa đình và đi phục vụ ở các đình làng. Sau khi các bạn sinh viên ra trường thì chúng tôi lại nghĩ đến việc làm thế nào để các bạn ấy theo nghề và không bị mất đi nguồn lực mà chúng tôi vừa đào tạo xong. Chính vì vậy, cô Nguyễn Thị Trúc đã có ý tưởng đưa môn nghệ thuật này ra phố cổ - nơi tập trung đông khách du lịch.”

8eaae6c39_1.1.jpg

8eaae6c39_2.2.jpg

8eaae6c39_3.1.jpg
Văn hóa dân gian nơi phố cổ

Bằng tình yêu, trách nhiệm với vốn cổ của dân tộc, những ca nương, kép đàn của câu lạc bộ Thăng Long đã không chỉ làm ca trù được hồi sinh mà còn khiến môn nghệ thuật được coi là viên ngọc sáng trong kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam này phát triển. 

Hồng Vân 
ĐPTK35

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN