Thú vị với những chiếc bánh trung thu ở các nước Châu Á
(Sóng trẻ) - Ẩm thực luôn là nét tinh hoa vĩ đại của con người. Trong dịp lễ Trung Thu này, không chỉ riêng Việt Nam với bánh nướng, bánh dẻo truyền thống, mà ở một số nước phương đông cũng có những loại bánh riêng, mang đậm bản chất văn hóa dân tộc.
Trung Quốc
Bánh đoản viên của Trung Quốc có nét tương đồng với bánh nướng của Việt Nam
Bánh đoàn viên của Trung Quốc thường có hình tròn. Bởi theo phong tục của người Trung Quốc, Tết trung thu là Tết đoàn viên và hình tròn tượng trưng cho sự đoàn viên. Đây là món ăn không thể thiếu trong dịp Trung thu đối với người Trung Quốc. Tuy nhiên, mỗi vùng lại có những nguyên liệu và hương vị đặc trưng riêng.
Hàn Quốc
Người Hàn Quốc không thường ăn bánh trung thu như ở Việt Nam hay Trung Quốc. Ở đây, Songpyeon - một loại bánh làm từ bột gạo coi là món ăn đặc trưng nhất trong ngày lễ Chunseok. Người ta sẽ nặn bánh theo hình tròn dẹt, hoặc nửa hình mặt trăng với những nhân khác nhau như đậu đỏ, đậu nành, vừng... rồi hấp với lá thông tươi. Đĩa bánh Songpyeon khi bày ra trông rât hấp dẫn với hương vị và màu sắc bắt mắt. Nài ra, quả hồng và rượu truyền thống Baekju cũng là đặc trưng không thể thiếu trong ẩm thực ngày Chuseok.
Songpyeon - Loại bánh khá đẹp mắt của người Hàn Quốc
Nhật Bản
Điều thú vị là đối với người Nhật, trung thu không gắn liền với chú Cuội, chị Hằng, Thỏ Ngọc như trong các câu chuyện cổ tích chúng ta vẫn thường nghe. Nhân vật duy nhất sống trên mặt trăng trong các câu chuyện người Nhật chính là chú Thỏ Ngọc đang giã bánh Tsuki- Dan – một loại bánh mang tên “bánh trăng tròn” làm từ bột gạo xay nhuyễn nhân đường. Đây cũng chính là loại bánh đặc trưng của xứ sở hoa anh đào mỗi dịp trung thu đến.
Bánh Dan truyền thống của người Nhật
Chiếc bánh này có tên gọi đầy đủ là Tsukimi Dan (thường gọi là Dan) là loại bánh truyền thống của người Nhật sẽ làm để bày ra cúng vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Việc dâng cúng chiếc bánh này mục đích chính là để dâng lên thần linh, tổ tiên và cầu mong mùa lúa sắp tới vào mùa thu sẽ được bội thu.
Bánh Dan của người Nhật có nhiều hình dạng khác nhau tùy vào văn hoá phong tục của từng khu vực có chỗ làm bánh hình tròn, có chỗ thì nặn hình chữ nhật, hình dẹt,… nhưng phổ biến nhất là bánh hình tròn. Bánh sau khi làm xong được xếp thành tháp nhiều tầng. Với những chiếc bánh này nhiều chỗ sẽ trang trí chiếc bánh nếp Dan đặt trên cao nhất có mắt, tai như chú thỉ ngọc đang ngắm trăng tròn.
Thái Lan
Bánh trung thu ở xứ sở chùa vàng có nét giống với bánh Trung thu ở Việt Nam nhưng hình dạng thì có phần mỏng, dẹt hơn và nhân bánh thường là nhân sầu riêng. Bên cạnh đó thì đào, bưởi – loại qủa tượng trưng cho sự viên mãn, xum vầy cũng được người Thái Lan ăn vào dịp “cầu trăng” này. Theo quan niệm của đất nước họ từ xa xưa, vào lễ hội Trung thu- ngày 15 tháng 8 âm lịch, Bát tiên tiên sẽ bay đến mặt trăng gửi bánh và đào chúc thọ Quan thế âm bồ tát; cùng Quan thế âm ban phước lành xuống cho nhân gian. Đó cũng chính là lí do tại sao bánh trung thu và trái đào lại là hai thứ đặc trưng và không thể thiếu trong mâm cúng dâng lên ban thờ Quan thế âm và Bát tiên của người dân Thái Lan.
Bánh trung thu của Thái Lan cũng khá giống với bánh trung thu của nước ta
Philipines
Bánh trung thu ở Philipine được gọi là Hopia. Dù không có vẻ nài “chau chuốt”, bắt mắt như các loại bánh trung thu khác ở các nước láng giềng nhưng điều khiến bánh Hopia thực sự thu hút đỏ là lớp vỏ bánh vàng, ròn giụm cùng với sự đa dạng trong hương vị của nhân bánh như thịt heo, khoai lang tím, đậu đỏ…
Bánh Hopia của Philipines
Việt Nam
Bánh trung thu thường được kết hợp với uống nước trà để giảm vị ngọt của bánh
Quay trở về với Việt Nam của chúng ta, bánh trung thu là loại bánh ngọt thường được dùng trong dịp Tết Trung thu. Bánh trung thu thường có dạng hình tròn hay hình vuông tượng trưng cho sự viên mãn. Nài ra, bánh trung thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn là kiểu lợn mẹ với đàn con, cá chép v.v.
Ở Việt Nam, bánh trung thu bao gồm 2 loại: bánh nướng và bánh dẻo. Bánh theo truyền thống thường có nhân đậu xanh (hay hạt sen) hoặc nhân thập cẩm (với jambon, lạp xưởng, lá chanh, mứt bí, mỡ đường v.v.). Các hộp bánh thường bao gồm cả hai loại bánh nướng, bánh dẻo, và trong dịp phá cỗ trông trăng đêm trung thu, hai loại bánh được mang ra ăn cùng nhau, bên cạnh các đồ ăn khác như cốm (và chuối tiêu trứng cuốc), hồng, bưởi.
Nhìn chung, các loại bánh truyền thống vào dịp trung thu ở các nước Châu Á có nhiều nét tương đồng với nhau, về cả hình dáng lẫn màu sắc, duy chỉ có Hàn Quốc là có sự khác biệt nhiều hơn cả. Tuy nhiên, xét về mặt ý nghĩa thì tất cả các loại bánh đều tượng trưng cho ước muốn sự đoàn tụ, viên mãn, tròn đầy của con người vào dịp lễ Trung Thu này.
Nguyễn Thanh Thủy
Lớp Báo chí đa phương tiện K33
Cùng chuyên mục
Bình luận