Người tô sắc, thổi hồn cho hoa lụa

(Sóng Trẻ) - Dạo bước trên con phố Chả Cá vào những ngày chớm xuân, ta chợt thấy lòng bồi hồi khi nhìn thấy những bông hoa lụa trên tay và niềm vui nở trên môi những người đã trót yêu và say mê hoa lụa, cả một đời thổi hồn cho những cành hoa…

Người tô sắc, thổi hồn cho những cành hoa lụa ấy chính là  nghệ nhân Nguyễn Mai Hạnh. Nhiều năm về trước, người ta nhìn thấy một cô gái Hà Thành 13 tuổi, đã được mẹ là nghệ nhân Đoàn Thị Thái truyền dạy cho nghề làm hoa, lẫn lòng yêu, lòng say mê những bông hoa lụa muôn đời thắm sắc này.

151670818_040fb1c6b2057d27a205988f429e4dee_39420529.anh1.jpg

Đến tận bây giờ, nghệ nhân vẫn bồi hồi nhớ lại: “Tôi định học nghề khác, nhưng khi đi sơ tán, mẹ đã dạy tôi làm hoa và tôi cũng yêu hoa lụa từ đó. Nghề hoa lụa mẹ tôi cũng học từ đời ông bà, sau này cụ truyền lại”.

Năm 1985 bà được phong tặng nghệ nhân khi chưa đầy 35 tuổi. Thành công ấy chính là sự cộng gộp của một gốc gác gia truyền, đam mê, sáng tạo và nỗ lực không ngừng của nghê nhân Mai Hạnh.

Hiện nay, với công nghệ sản xuất hiện đại, người ta có thể làm ra hàng nghìn bông hoa giả, giống những bông hoa thật và giống nhau đến từng chi tiết nhỏ. Tuy vậy nhưng những bông hoa lụa của nghệ nhân vẫn được ưa chuộng và chiếm được tình cảm của hàng nghìn người yêu hoa lụa.

Đó là bởi những bông hoa lụa mà nghệ nhân làm, hoàn toàn bằng tay nên rất cần sự cẩn thận, tỉ mỉ. Mỗi bông hoa, lại toát lên một vẻ đẹp riêng, dường như bông hoa ấy cũng chất chứa cái hồn của tạo hóa nên càng thêm quyến rũ và tinh tế.

1516967bd_0934b59461ba21a558dbdb4577097225_39420533.anh2.jpg

Nghệ nhân cho rằng hoa lụa làm bằng tay, sẽ mềm mại và có hồn hơn, làm hoa giả, không đơn giản chỉ là làm sao cho đẹp, cho giống với hoa thật, mà còn phải làm sao cho bông hoa có sắc, có hồn. Mỗi bông hoa được nâng niu trên tay nghệ nhân lại thể hiện những sự sáng tạo khác nhau, chứ không hề giống với những bông hoa khác. Chính bàn tay khéo léo và tâm hồn mê hoa, yêu nghệ thuật của bà đã trao ban cho mỗi nhành hoa một cuộc đời, một số phận.

Tài năng và tâm hồn của nghệ nhân đã đưa bà đi biểu diễn ở nhiều nơi trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc, Pháp…, nhớ lại một lần khi biểu diễn tại Nhật Bản. Trong khi các nghệ nhân khác phải dùng đến những dụng cụ chuyên nghiệp để rập thành những bông hoa giống nhau, thì nghệ nhân lại làm tất cả những bông hoa ấy bằng tay, một cách cực kỳ chuyên nghiệp và khéo léo, bà cũng không nổi niềm xúc động và tự hào khi nơi bà biểu diễn lại là nơi thu hút được nhiều khách đến xem nhất.

Nghệ nhân cũng chia sẻ: “Ban đầu tôi thấy run và tự ty lắm, nhưng sau khi được trình diễn hết khả năng của mình, tôi cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào, vì đã góp phần đem tài năng của con người Việt đến sánh ngang với bạn bè năm châu bốn bể”.

Nguyễn Du đã từng nói : “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” quả không sai. Người nghệ nhân ấy không chỉ có tài hoa mà còn có tấm lòng với hoa với nghệ thuật mà còn có cái tâm trong sáng, cao đẹp. Bà luôn  trăn trở làm sao cho hoa lụa ngày càng được nhiều người yêu mến, nghệ thuật làm hoa lụa được truyền bá cho nhiều người.

Trong suốt những năm qua, bà đã truyền nghề cho không ít học sinh, tạo công ăn việc làm cho biết bao trẻ mồ côi, tàn tật… Khi thu xếp được thời gian, bà đều đến dạy miễn phí cho những trại trẻ mồ côi, hay nơi nuôi dưỡng người tàn tật. Bà đã được đại sứ Mông Cổ mời về nước dạy nghề trong 3 tháng. Kể về kỉ niệm về những người học trò, bà không ngớt xúc động khi nhắc nhớ đến câu chuyện về một đôi vợ chồng học trò của bà. Cả 2 người đều bị tàn tật và theo như lời họ nói thì nếu không được nghệ nhân truyền nghề thì họ không dám kết hôn. Bà đã mở rộng tấm lòng, hết lòng dạy dỗ họ và còn tạo công ăn việc làm sau khi đã làm tốt. Cho đến nay, đôi vợ chồng được bà cưu mang đã làm việc cho bà được hơn 10 năm.

Khi đã sống quá nửa đời người, nụ cười trên môi của của người nghệ nhân xinh đẹp một thời vẫn luôn ngọt ngào, tươi trẻ, bởi tấm lòng yêu hoa, yêu đời của bà vẫn còn trẻ mãi. Lang thang trên phố Chả Cá vào những ngày chớm xuân, ta chợt thấy lòng bồi hồi khi nhìn thấy những bông hoa lụa trên tay và niềm vui nở trên môi những người đã trót yêu và say mê hoa lụa của người nghệ nhân già và càng thêm kính trọng một người nghệ nhân đã dành trọn một đời để tô sắc, thổi hồn cho những bông hoa lụa.

Quỳnh Trang

Lớp Báo in K31 A2

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN