Thuốc kháng sinh ở trẻ em: Tiên dược hay độc dược?
(Sóng Trẻ) - Thuốc kháng sinh từ trước đến nay luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ mỗi khi con có những triệu chứng nhỏ nhất của bệnh. Tuy nhiên việc lạm dụng kháng sinh đối với trẻ nhỏ có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Kháng sinh không phải tiên dược!
Kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn và chỉ có tác dụng với nhóm bệnh gây ra bởi vi khuẩn. Đối với các bệnh thường gặp ở trẻ như: Cảm lạnh; cúm; bệnh tay – chân – miệng; viêm thanh khí phế quản,… nguyên nhân gây bệnh là virut. Do đó, trong những trường hợp này, kháng sinh không có hiệu quả với trẻ. Việc dùng kháng sinh đối với những bệnh do virut gây nên sẽ làm tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong cơ thể trẻ dẫn đến mất dần khả năng chống lại những lần nhiễm khuẩn tiếp theo.
Sử dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng kháng thuốc ở trẻ
Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết sẽ gây ra một số tác dụng phụ khác như:
- Nguy cơ gặp phải tác dụng thuốc ( tiêu chảy, nấm miệng, dị ứng với tã)
- Nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như: bệnh viêm ruột và viêm khớp tự phát thiếu niên (mặc dù nguy cơ mắc bệnh hiện tại là rất thấp)
- Nguy cơ tăng cân dựa theo một số nghiên cứu
- Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn và trở nên kháng kháng sinh trong cộng đồng
Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho trẻ
- Bác sĩ chỉ kê kháng sinh cho trẻ em khi nghi ngờ trẻ bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Trong trường hợp không chắc chắn nó cần thiết, phụ huynh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.
- Cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng và làm theo tất cả các hướng dẫn.
- Nếu trẻ nhổ hoặc nôn trong khi uống thuốc phụ huynh nên trao đổi lại với bác sĩ.
Trao đổi với bác sĩ khi có thắc mắc về việc sử dụng kháng sinh cho trẻ
- Một số bệnh trẻ phải dùng kháng sinh như:
* Viêm họng do tụ cầu nhóm A
* Nhiễm trùng tai
* Viêm phổi do vi khuẩn
* Bệnh chốc
* Viêm da do vi khuẩn
* Nhiễm trùng đường tiểu và bàng quang
Kim Tuyến – Truyền hình 35A2
Ảnh minh họa từ Internet
Cùng chuyên mục
Bình luận