Tiếng rao đêm


(Sóng Trẻ) - “Bánh mì, bánh giò đây”, “Ai xôi lạc, xôi ruốc, xôi xéo, xôi nóng đây”, “Bánh mì nóng giòn nào”… Hẳn ai ai cũng đã từng nghe những tiếng rao quen thuộc đó, vào sáng sớm, trưa nắng hay cả khi đêm tối. Tiếng rao buổi đêm gợi cho mỗi chúng ta những cảm xúc thật lạ.

Không kể ngày mưa hay ngày nắng, rét buốt hay nóng bức, vào buổi đêm, chẳng khi nào những tiếng rao vắng mặt. Tiếng rao làm ấm lòng ta mỗi buổi đêm lạnh, xoa dịu đi cái oi ả của buổi hè. Tiếng rao không những đã trở nên quen thuộc mà đó còn là nỗi ám ảnh đối với mỗi người dân Hà thành.

ảnh 2

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Chủ nhân của những tiếng rao đêm ấy, mỗi người là một mảnh đời khác nhau, nhọc nhằn từng đêm vì cuộc sống mưu sinh. Những buổi đêm buốt lạnh, ngồi trong nhà còn run bần bật, ấy vậy mà những tiếng rao đêm vẫn dường như không ngừng nghỉ. Tiếng rao còn phả vào không khí giá lạnh những nỗi niềm xót xa. Những đêm mưa gió, những tiếng rao đêm vẫn nhọc nhằn trên từng hẻm đường, từng ngõ phố nhỏ.


Mỗi tiếng rao mang một vẻ riêng. Có tiếng rao cất lên nhọc nhằn như oán trách, như hờn tủi; có những tiếng rao lại chất chứa biết bao những hi vọng, những niềm tin… “Có tiếng rao đúng nghĩa như một lời thông báo, mời chào, lời rao vang xa vào đêm. Có tiếng rao như bị nhúng nước trước khi bật qua môi. Có tiếng rao chất chứa hy vọng, lời rao như đùa cợt với mọi nỗi khổ đang vây bọc. Có tiếng rao bị tắc nghẽn ở đâu đó trong cổ họng. Có tiếng rao nở hậu. Có tiếng rao thắt lại, lời rao bị kéo dài mãi ra ở đoạn cuối. Mỗi lời rao là dấu hiệu nhận dạng một số kiếp qua âm thanh”.

Có ai hạnh phúc gì đâu khi nghe người ta gọi mình bằng thứ ngôn ngữ thiếu lịch sự, phảng phất sự khinh bỉ: “xôi ơi”, “bánh mì ơi”… Tuy nhiên, cuộc sống vẫn rất công bằng. Dù phải vất vả, bận rộn nhưng đằng sau những con người như thế, mỗi tiếng rao như thế lại có một mái ấm gia đình hạnh phúc - niềm mơ ước của nhiều người.

Công việc chính đáng nào cũng đáng được tôn vinh. Nếu một ngày nào đó, khi những tiếng rao đêm không còn nữa, khi đó có lẽ Hà Nội sẽ mất đi hương vị riêng, hương vị đặc trưng của Hà Nội. Chắc chắn sẽ nhớ da diết những tiếng rao quen thuộc khi ai đó phải xa Hà Nội. Tiếng rao đêm Hà Nội - một cảm xúc rất riêng…

Kiều Luyến

Báo mạng điện tử K.30

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN