Tỉnh táo với chợ đồ cũ
(Sóng trẻ) - Với giá thành rẻ, nhiều sự lựa chọn cho đủ mọi đối tượng, chợ second-hand trở thành sự lựa chọn của khá nhiều người tiêu dùng, nhất là các bạn sinh viên. Tuy nhiên, đằng sau những thùng hàng được bày bán la liệt kia là cả một “hành trình” thủ đoạn và những hiểm họa bệnh tật khó lường.
Những “shop” hàng hiệu vỉa hè
“Ăn nn, mặc đẹp” là nhu cầu cơ bản của mỗi người, tuy nhiên tùy vào tài chính mà mỗi người lại có một sự đầu tư riêng. Có những quý bà sẵn sàng chi cả chục triệu để mua một bộ đầm hàng hiệu, nhưng có những người phần vì kinh tế không đủ, phần vì ham của rẻ, của lạ nên họ tìm đến nơi đáp ứng đủ cả hai nhu cầu ấy- những chợ second-hand.
Chợ “second-hand” hay chợ hàng thùng, chợ “sida” là những chợ quần áo được bán trong những thùng hàng la liệt trên đường. Đây đa phần đều là những quần áo cũ, đã qua sử dụng, không rõ xuất xứ, với rất nhiều chủng loại, kiểu dáng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của đủ mọi lứa tuổi, giới tính, sở thích.
Quần áo ở chợ đồ cũ có giá thành rẻ, lại nhiều kiểu dáng màu sắc
Bên cạnh giá thành rẻ mạt, số lượng nhiều, chợ second - hand còn thu hút sự quan tâm của người mua hàng vì nếu là những người săn hàng sida chuyên nghiệp, họ có thể lùng được những món đồ độc, lạ với giá rất rẻ so với giá trị thật của nó. Các chị em yêu thích những đôi giày, túi xách, đầm, quần áo hàng hiệu đã qua sử dụng đều tìm đến những khu chợ đồ cũ vì giá cả chỉ bằng ½, 1/3 giá trị thực, cánh mày râu thì lùng những thắt lưng, quần bò, ví hay mũ hàng hiệu mà bên nài không có đủ kinh tế để mua. Còn với các bạn sinh viên, chợ hàng cũ thu hút họ bởi vừa túi tiền, nhiều hàng độc, sản phẩm đa dạng, mẫu mã phong phú…
Loanh quanh khu vực Cầu Giấy, ta có thể gặp những chợ second-hand ở đằng sau chợ Xanh, mạn đường Trần Quốc Hoàn. Đi lên một đoạn phía sau Chùa Bộc, chợ hàng thùng được bày biện la liệt khắp các vỉa hè. Vào chập choạng tối hay những ngày cuối tuần, những khu chợ này trở nên khá “sầm uất” và “nhộn nhịp” với đủ các thành phần người tiêu dùng.
Loanh quanh khu vực Cầu Giấy, ta có thể gặp những chợ second-hand ở đằng sau chợ Xanh, mạn đường Trần Quốc Hoàn. Đi lên một đoạn phía sau Chùa Bộc, chợ hàng thùng được bày biện la liệt khắp các vỉa hè. Vào chập choạng tối hay những ngày cuối tuần, những khu chợ này trở nên khá “sầm uất” và “nhộn nhịp” với đủ các thành phần người tiêu dùng.
Tuy nhiên, “của rẻ là của ôi”, đằng sau những chiếc áo, váy 30 - 50 nghìn đồng, những chiếc quần jean trên 200 nghìn gắn mác của những hàng nổi tiếng là cả một “hành trình” chế biến, “luộc đồ” và ẩn chứa nhiều mầm bệnh khó lường.
Người tiêu dùng được lời hay đang tiêu thụ “rác thải”?
Người tiêu dùng khi đi chợ second-hand thường có tâm lí mua được nhiều đồ giá rẻ nhưng thực chất, khi biết được quá trình tái chế đồ của người bán hàng và qua thời gian ngắn sử dụng, họ mới biết suy nghĩ trước kia chỉ là ngộ nhận.
Người tiêu dùng được lời hay đang tiêu thụ “rác thải”?
Người tiêu dùng khi đi chợ second-hand thường có tâm lí mua được nhiều đồ giá rẻ nhưng thực chất, khi biết được quá trình tái chế đồ của người bán hàng và qua thời gian ngắn sử dụng, họ mới biết suy nghĩ trước kia chỉ là ngộ nhận.
Mỗi kiện quần áo hàng thùng không rõ xuất xứ thường có giá dao động từ 2 đến 5 triệu với hàng trăm bộ quần áo, giày dép, túi xách… mỗi sản phẩm người bán hàng chỉ cần treo giá trung bình là 40 nghìn cũng đã đủ thu lại một khoản lời khá lớn. Sau khi tiến hành phân loại đồ, người bán hàng sẽ “nâng cấp” sản phẩm của mình bằng cách là ủi phẳng phiu, xếp ngay ngắn, xịt nước khử mùi thơm phức. Sau đó họ sẽ tiến hành gắn mác, đóng gói và trưng bày vào chỗ trang trọng nhất của quán.
Với tâm lí “lùng” nhiều hàng và ngại thử đồ, nhiều người tiêu dùng chỉ kịp nhìn giá và mẫu mã sản phẩm. Chỉ khi được đem về sử dụng, họ mới thấy những sản phẩm được lời của họ nhanh rách, mục do bị sử dụng những chất tẩy rửa quá mạnh, thêm nữa những vết rách, mốc hay ố vàng cũng làm những chiếc quần áo hàng hiệu trở thành những chiếc giẻ lau nhà không hơn không kém. Thêm nữa, do không rõ xuất xứ của các thùng “hàng hiệu” này nên các bộ quần áo mua về tiềm ẩn rất nhiều các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh nài da, vi nấm từ những người chủ cũ. Khi đó tiền thuốc men chữa bệnh còn quá tiền mua một bộ quần áo mới.
Tâm lí “cũ người mới ta” không sai, những người không có điều kiện kinh tế, những người săn đồ độc, đồ lạ ở chợ second-hand không sai nhưng trước những thủ đoạn, mánh khóe moi tiền của người bán hàng và vì sức khỏe của chính mình, thiết nghĩ mỗi người mua hàng cần phải tỉnh táo, thông minh, cân nhắc kĩ để không “ném tiền ra cửa sổ”.
Với tâm lí “lùng” nhiều hàng và ngại thử đồ, nhiều người tiêu dùng chỉ kịp nhìn giá và mẫu mã sản phẩm. Chỉ khi được đem về sử dụng, họ mới thấy những sản phẩm được lời của họ nhanh rách, mục do bị sử dụng những chất tẩy rửa quá mạnh, thêm nữa những vết rách, mốc hay ố vàng cũng làm những chiếc quần áo hàng hiệu trở thành những chiếc giẻ lau nhà không hơn không kém. Thêm nữa, do không rõ xuất xứ của các thùng “hàng hiệu” này nên các bộ quần áo mua về tiềm ẩn rất nhiều các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh nài da, vi nấm từ những người chủ cũ. Khi đó tiền thuốc men chữa bệnh còn quá tiền mua một bộ quần áo mới.
Tâm lí “cũ người mới ta” không sai, những người không có điều kiện kinh tế, những người săn đồ độc, đồ lạ ở chợ second-hand không sai nhưng trước những thủ đoạn, mánh khóe moi tiền của người bán hàng và vì sức khỏe của chính mình, thiết nghĩ mỗi người mua hàng cần phải tỉnh táo, thông minh, cân nhắc kĩ để không “ném tiền ra cửa sổ”.
Trần Diệu My
Báo in K32A2
Báo in K32A2
Cùng chuyên mục
Bình luận