Tọa đàm “Hà Nội – Paris: Có biên giới nào cho ô nhiễm không khí?”

(Sóng trẻ) – Ngày 12/10, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Hà Nội – Paris: Có biên giới nào cho ô nhiễm không khí?”. Buổi tọa đàm là nơi gặp gỡ giữa hai câu chuyện về hai thành phố ở hai châu lục cách xa nhau: câu chuyện ô nhiễm không khí và những nỗ lực thay đổi của thành phố Paris suốt 20 năm qua sẽ gặp gỡ và giao lưu với câu chuyện ô nhiễm không khí hiện tại của Hà Nội.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: Bà Karine Leger, Giám đốc của Airarif – Mạng lưới quản lý chất lượng không khí của Paris; ông Olivier Chretien, Trưởng phòng Tác động Môi trường của Ủy Ban Sinh thái Đô thị Thành phố Paris; ông Trần Huy Ánh, Đại diện Hội KTS Hà Nội; bà Lê Thanh Thủy – Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

de4e54c50_72127188_551044748997610_8283962856999747584_n.jpg
Các chuyên gia trao đổi tại tọa đàm

Thành phố Paris là thành phố đông dân nhất châu Âu, đồng thời đây cũng là một trong 10 thành phố đông dân nhất thế giới. Người dân Paris rất quan tâm tới chất lượng không khí, đặc biệt là chất lượng không khí nài trời do ảnh hưởng của giao thông đường bộ và hệ thống sưởi nhà ở. Trong 20 năm qua, Paris đã theo đuổi một chính sách môi trường đầy tham vọng nhằm đáp ứng kỳ vọng cao của người dân. Tuy nhiên, thành phố Paris vẫn còn rất nhiều việc phải làm khi nguồn phát thải chính gây ra bụi mịn (PM2.5) là lò sưởi mở vẫn chưa được giải quyết triệt để và nhận thức của người dân về vấn đề chất lượng không khí trong nhà vẫn cần phải được thay đổi.

Ở một khu vực khác, cách Paris gần ½ nửa vòng Trái Đất, thủ đô Hà Nội đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, Hà Nội đã trở thành đô thị loại đặc biệt của Việt Nam gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện nại thành với dân số hơn 8 triệu người (năm 2019). Việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa đã khiến Hà Nội đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng. 

Vào 8h50 sáng 26-9, ứng dụng quan trắc không khí Airvisual, hệ thống quan trắc không khí tự động tại 10.000 thành phố trên thế giới ghi nhận Hà Nội là thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới. Với chỉ số này, Hà Nội đã vượt qua cả Jakarta của Indonesia với chỉ số chất lượng không khí (AQI) lên ngưỡng 204.

Chỉ số chất lượng không khí từ 150-200 - ngưỡng chất lượng không khí kém, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhóm người già, trẻ nhỏ cần hạn chế ra nài. Theo số liệu của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường), từ giữa tháng 9 đến nay, chất lượng không khí tại Hà Nội luôn ở mức thấp, liên tục có những ngày nồng độ bụi mịn PM2.5 vượt ngưỡng cho phép, tăng mạnh so với các tháng trước và so với cùng kỳ các năm từ 2015-2018.

de4e54c50_72396571_551044725664279_8937791805848551424_n.jpg
Không khí tại Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng (Ảnh: Internet)

Theo bà Leger, ô nhiễm không khí gây ra là sức khoẻ con người. Theo thống kê, có khoảng 8 triệu ca chết sớm do ô nhiễm không khí trên thế giới mỗi năm. Nài ra vấn đề này còn gây ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, góp phần gây biến đổi khí hậu. Điều này còn tạo ra một số vấn đề về pháp lý khi có nhiều công dân hoặc tổ chức phi chính phủ (N) ở Paris từng kiện chính quyền vì ô nhiễm không khí.

Buổi tọa đàm là cơ hội giao lưu, trao đổi về nỗ lực của Paris cải thiện chất lượng không khí và những kinh nghiệm, giải pháp trong giải quyết ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Tọa đàm gồm 3 phần chính:
Phần 1: Điều gì đang xảy ra? Thực trạng về ô nhiễm không khí ở hai thủ đô
Phần 2: Chúng ta có thể làm gì? Nỗ lực của hai thành phố
Phần 3: Cùng trao đổi, đối thoại giữa khán giả, báo chí và người dân với các chuyên gia

Tại tọa đàm, ông Olivier Chretien, Trưởng phòng Tác động Môi trường của Ủy Ban Sinh thái Đô thị Thành phố Paris đã chia sẻ rất nhiều thông tin có ích. Cụ thể, ông có cho biết Paris đã nỗ lực giải quyết ô nhiễm không khí bằng nhiều giải pháp thiết thực: giảm bớt phương tiện lưu thông trong thành phố - đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm, đặc biệt là xe hơi; kiểm định xe hơi nhằm hạn chế khí thải độc hại, mô hình chia sẻ xe hơi, phát triển các trạm quan trắc với hệ thống cảm biến hiện đại; phát triển mạng lưới phương tiện công cộng như tàu điện ngầm, khuyến khích người dân đi bộ, sử dụng xe đạp, tái cơ cấu 7 quảng trường lớn ở Paris; chỉnh sửa cấu trúc không gian, quy hoạch đô thị, di dời người dân sống gần khu vực ô nhiễm; sự vào cuộc quyết liệt của Nhà nước Trung ương, thị trưởng thành phố và chính quyền địa phương, triển khai các trang web đo lường không khí cùng với sự tư vấn, lí giải của các chuyên gia,…

Vì những cố gắng đó mà Paris thu được kết quả tích cực: giảm 30% lưu lượng giao thông (2001-2018), giảm 22% khí CO2, đồng thời giảm 40% khí NO2 , 32% bụi PM10 giai đoạn 2005-2015.

Từ đó ông Olivier Chretien nêu rõ: “Trong vòng 20 năm, các nhà lãnh đạo Paris đã đưa ra rất nhiều chính sách, Hà Nội phải nghĩ rằng nếu các bạn chuyên biệt hóa từng khu vực trong thành phố cho những mục đích khác nhau thì các bạn phải tạo phương tiện để thuận tiện di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác”.

Bà Lê Thanh Thủy cũng có một số chia sẻ tại tọa đàm, nêu bật những khó khăn, hạn chế trong việc khắc phục ô nhiễm không khí, từ đó đưa ra 19 giải pháp đã, đang và sẽ thực hiện tại thủ đô: Thiết lập và quản lý, vận hành liên tục 10 trạm quan trắc tự động trên địa bàn; cơ giới hóa, tăng tần suất quét rác, hút bụi hằng ngày; triển khai xử lý chất thải rắn xây dựng, đẩy mạnh công tác đầu tư các bãi phế thải; triển khai xử lý ô nhiễm và duy trì chất lượng nước ao, hồ; hoàn thành kế họach trồng hơn 1 triệu cây xanh và tiếp tục bổ sung thêm 600 nghìn cây xanh giai đoạn 2019-2020; phát triển giao thông theo hướng sử dụng phương tiện công cộng,…

Bà cũng nhấn mạnh để cải thiện chất lượng không khí nài các giải pháp và quyết tâm của chính quyền cấn có sự chấp hành của người dân thì mới mang lại kết quả. “Để chúng ta có thể hít thở một bầu không khí trong lành hơn thì không chỉ chính quyền, tổ chức mà người dân làm thế nào để hiểu và chủ động tham gia vào công tác bảo vệ không khí, người dân nên cam kết và thực hiện đúng pháp luật”, bà Lê Thanh Thủy cho biết. 

Tọa đàm thu hút sự quan tâm với những trao đổi, chia sẻ thẳng thắn, thiết thực từ các chuyên gia, báo chí và người dân về thực trạng, hạn chế, bất cập chưa được giải quyết và tìm ra giải pháp “cứu chữa” không khí Hà Nội.

                                                                                                      Huy Ngọc

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN