Nhanh chốc lát có thể chậm cả đời

(Sóng trẻ) - 3, 4,5 người “rủ nhau”… trèo qua rải phân cách, băng qua đường khi các làn xe đang di chuyển. Đó dường như đã không còn là hình ảnh mới mẻ tại Việt Nam. Cũng có người tỏ ra bức xúc nhưng rồi tất cả chỉ im lặng, mấy ai hiểu được những thứ tưởng như “quen thuộc” ấy đang tiềm ẩn những nguy cơ chết người.

Điểm mặt những điểm “nóng”

Ngã tư Cổ Nhuế - khu vực tập trung nhiều sinh viên, học sinh ở trọ, vào khung giờ cao điểm từng tốp các bạn trẻ vượt đường, trèo qua dải phân cách len lỏi đi qua đường rất ngang nhiên.

017f89fa1_bangqua.jpg

Tình trạng đang ở mức báo động

Bác Nguyễn Văn Nam - người lái xe ôm tại đây cho biết: “Sợ lắm! Có vài trăm mét là đến điểm vòng sang đường nhưng đa số mọi người chọn cách băng qua đường để đi cho nhanh. Sáng cũng vậy mà tối thì cũng thế. Nguy hiểm vô cùng khi mà đường này rất nhiều các loại xe cơ giới đi lại”.

Đường Nguyễn Chí Thanh, cứ 100 - 200m lại có vạch sơn được kẻ ưu tiên cho người đi bộ, vậy mà quan sát cả buổi chỉ thấy 1-2 trường hợp đi đúng quy định, còn khoảng 20-30 trường hợp khác thì cố tình vi phạm. Trong khi đó, tại các cầu vượt, hầm chui dành cho người bộ hành thì lại rất ít người.

Tuyến phố Xuân Thủy (Cầu Giấy), đoạn đi qua trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội… hình ảnh nhiều sinh viên trong giờ cao điểm 17 - 18h sang đường không đúng quy định xuất hiện khá nhiều. 

Anh Nguyễn Văn An, nhân viên công ty cổ phần viễn thông phía Bắc cho biết: “Cứ mỗi lần đi đến đoạn đường qua chợ nhà xanh là ùn tắc do là sinh viên, học sinh ở đây  sang đường ào ào không theo trật tự nào cả. Họ cứ lao ra đường để đi làm những phương tiện di chuyển rất khó khăn” .

Và cũng  không khó để bắt gặp cảnh các bạn sinh viên, học sinh ngang nhiên vi phạm Luật Giao thông trê các tuyến phố Hồ Tùng Mậu, Hoàng Quốc Việt. Rất nhiều bạn  phớt lờ tín hiệu đèn đỏ, sang đường trái quy định. Rồi có những bạn túm năm tụm ba đi tràn xuống lòng đường, gây xung đột giao thông. 

Chị Hà, Cầu Giấy cho biết: “Người đi bộ qua đường rất đông mặc cho cả đèn đỏ phải dừng lại thì họ vẫn cứ đi. Nó khiến những người lái xe như tôi cảm thấy rất bức xúc khi không thể di chuyển được” .
 
Nguy hiểm tiềm ẩn

Khi làn xe đang lưu thông, việc sang đường sai quy định tiềm ẩn mối nguy hại khôn lường, ảnh hưởng đến rất nhiều người tham gia giao thông và chính bản thân người sai phạm. 

Các xe đang lưu thông vì bị đột ngột nên phải bấm còi inh ỏi hoặc đột ngột phanh gấp, nhiều xe không làm chủ được tốc độ nên gặp trường hợp này vô cùng hoảng loạn và tỏ ra rất bất bình, người vi phạm cũng được phen lo sợ. 

Bạn Lan Anh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Mình đi xe đạp qua đường thấy nhiều bạn sinh viên lao vào dòng xe để qua đường, nhiều khi xe máy phóng nhanh bóp phanh gấp va quệt vào các bạn ý. Không ít bạn còn bị đâm nhưng may mắn là chưa có gì nghiêm trọng”. 
 
Thực tế cho thấy, tai nạn giao thông liên quan đến người đi bộ chiếm khoảng 15 - 20% trong tổng số vụ. Các vụ tai nạn xảy ra thường thấy do người đi bộ tùy tiện băng qua đường, làm người điều khiển phương tiện không kịp xử lý, va chạm trực tiếp với người đi bộ hoặc tránh người đi bộ gây tai nạn với phương tiện khác. 

Không những thế, hiện trạng này còn hết sức gây mất nét đẹp cảnh quan đô thị, làm cho nhiều người dân hết sức bất bình, và cơ quan chức năng thì khó có thể kiểm soát vì xảy ra khá phổ biến mà nguyên nhân chủ yếu lại là do nhận thức của người đi đường.  

Anh Nam, cảnh sát giao thông ngã tư khu vực cầu vượt gần bến xe Mỹ Đình cho biết: “Phải nói là những người đi bộ rất thiếu ý thức. Họ di chuyển sai phần đường của mình gây nên tình trạng tắc nghẽn giao thông, sự cô va chạm. Giữa dòng xe lưu thông đông nghịt như vậy chúng tôi không thể kiểm soát hết được họ”. 

Chính vì vậy, điều 30 Luật Giao thông đường bộ đã quy định: “Trên đường có dải phân cách, người đi bộ không được vượt qua dải phân cách” và “Người đi bộ bị phạt từ 400 nghìn đồng đến 800 nghìn đồng nếu trèo qua dải phân cách, đi qua đường không đảm bảo an toàn hoặc đi vào đường cao tốc”. Nhưng quy định là vậy, chính các bạn trẻ lại tỏ ra phớt lờ, cố tình vi phạm.

Do vậy, trước tình trạng mất an toàn giao thông đang diễn ra, để xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại, rõ ràng nài sự cố gắng của chính quyền các cấp thì mỗi người dân đặc biệt là các bạn trẻ phải có ý thức tuân thủ pháp luật, bắt đầu từ việc nâng cao ý thức khi đi đường, sang đường.

                                                                                                            Trần Thị Mai
                                                                                                       Lớp Phát thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN