Tìm đâu sân chơi nghệ thuật cho trẻ?

(Sóng Trẻ) - Hàng triệu trẻ em đang thiếu không gian nghệ thuật cần thiết cho sự phát triển thẩm mĩ. Đây là việc trong tầm tay so với vô vàn các khoản chi tốn kém của người lớn, nhưng tại sao…

Mơ hồ về “sân chơi”

Theo số liệu của Cục chăm sóc và Bảo vệ trẻ em - Bộ LĐTB&XH, tính đến năm 2010 nước ta có 24,5 triệu trẻ em, riêng Hà Nội đã có trên 1,5 triệu trẻ. Nhưng Việt Nam đang thiếu các không gian bảo tàng, triển lãm phục vụ trẻ. Điều này dẫn đến thực tế trẻ em ngày càng xa lạ với nghệ thuật. Họa sĩ Trần Hoàng Sơn - Khoa Hội họa Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam nói đến một nghịch lý: “Trẻ em đang bị thẩm mỹ áp đặt, mặc dù các em được học đầy đủ các môn nhạc, họa, thơ, văn… trong nhà trường”.

efeaa7e7a_3.jpg
Trẻ em rất hào hứng trong những mô hình trò chơi mà các em yêu thích, nhưng còn quá thiếu những sân chơi như thế này

Hiện nay, nhiều trẻ tỏ ra không mấy hứng thú với việc tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật. Không ít học sinh Hà Nội chỉ nhớ được tên một vài bảo tàng trong hệ thống hơn 10 bảo tàng của thủ đô. Em Ngô Thị Linh Chi, học sinh lớp 5A, trường tiểu học Trần Nhật Duật chỉ biết đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vì nhà trường thường xuyên tổ chức cho các em những buổi tham quan ở đây. Chị Nguyễn Thanh Hương hiện đang công tác tại Cục Phục vụ Nại giao đoàn cho biết: “Tôi rất muốn cho bé đi chơi ở các triển lãm nghệ thuật nhưng bé hầu như không thích đến những nơi đó”.

Một sân chơi nghệ thuật theo đúng nghĩa phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiếp cận, thưởng thức và vui chơi của trẻ em bằng nghệ thuật. Nhưng nài hệ thống triển lãm, bảo tàng mà người lớn cũng còn ít lai vãng, thì các lớp học năng khiếu phần lớn tự phát thường tập trung đông học sinh, dạy từ 30 – 40 em nên khó đảm bảo chất lượng. Nhiều phụ huynh băn khoăn với câu hỏi: Tìm đâu sân chơi nghệ thuật cho con? 

Việc trong tầm tay, nhưng…

Nhiều nghệ sĩ cho rằng, giáo dục nghệ thuật cho trẻ là một bước quan trọng trong phá triển thẩm mĩ, nhân cách và rất cần được quan tâm đúng mức. Theo họa sĩ Lương Thị Minh Giang - Trung tâm Giáo dục Nghệ thuật Quốc tế: “Cần thay đổi quan điểm về bản năng của trẻ em. Bản năng nằm trong tâm hồn trẻ và người giáo viên phải luôn nuôi dưỡng được tâm hồn ấy bằng những câu chuyện về chất liệu, màu sắc. Trẻ em sẽ vô cùng thích thú nếu có những triển lãm nghệ thuật chuyên nghiệp để các em được trưng bày các tác phẩm của mình”. 
Nghệ sĩ violin Nguyễn Xuân Huy cho rằng: “Nếu được tiếp cận với một loại âm nhạc từ nhỏ, trẻ có thể học các môn văn hóa tốt hơn. Khi lớn lên, các em sẽ có khả năng làm việc, tư duy vượt trội. Khi ấy, âm nhạc giống như một chất xúc tác. Chứ không thể cứ nhồi nhét kiến thức mà đem lại hiệu quả”. Với mô hình các lớp năng khiếu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, chỉ nên có tối đa 10 học sinh. Ở đó, thầy cô phải là bạn của trẻ, tạo cho các em tâm lí tự tin, thoải mái khi học. 

efeaa7e7a_4.png
Kết hợp giữa học tập và vui chơi hiệu quả sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện

Tại nhiều nước phát triển, từ sớm, trẻ em đã được đến các bảo tàng, được ngắm nhìn những kiệt tác hội họa, điêu khắc và được thụ hưởng các chương trình giáo dục nghệ thuật phong phú. Nhưng ở ta còn quá thiếu những sân chơi nghệ thuật bổ ích và hấp dẫn. Theo chị An Thu Trà - Phụ trách Phòng Truyền thông Công chúng - Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: “Các trò chơi dân gian có thể tăng khả năng cảm nhận nghệ thuật của trẻ em”.
Thực tế hiện nay tại Việt Nam cũng cho thấy rằng, trẻ không muốn đến các bảo tàng, triển lãm bởi vì bản thân các bảo tàng, triển lãm đó chưa thực sự hấp dẫn và thu hút được trẻ. Tâm lý của trẻ là thích chơi ở những nơi có không gian rộng và thoáng đãng. Lâu nay, chúng ta quan niệm vườn trẻ là nơi giữ trẻ chứ không phải là nơi học tập. Quan niệm đó là sai lầm! Trẻ em ở vườn trẻ phải thích thú và phải phát huy được trí tuệ. Ở độ tuổi bốn, năm tuổi trẻ chưa cần học chữ, điều quan trọng là phải dạy cho trẻ sự yêu thích và ham mê một cái gì đó từ khi còn nhỏ”.

Những trò chơi được đặt trong bối cảnh tương đồng và khác biệt như đố vui, nhảy dây, kéo co, đi cà kheo… rất phổ biến, được nhiều trẻ yêu thích. Không khó để phối hợp giữa bảo tàng với các gia đình, trường học và công đoàn của các cơ quan để tổ chức các sân chơi cho trẻ; cũng như cần có sự phối hợp liên ngành để đưa những trò chơi này vào các trường học.

Trần Thanh Nhàn
Báo in K35A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN