"Tôi sẵn sàng cống hiến sức mình để giúp đỡ Việt Nam"
(Sóng Trẻ) - Đó là lời tâm sự của Kuroda Yutaka - một tình nguyện viên trẻ Nhật Bản về lĩnh vực y tế. Chúng tôi đã có một buổi trò chuyện khá thú vị với anh về cảm nhận, điều trăn trở về đất nước và con người Việt Nam.
Việt Nam là đất nước để lại trong tôi nhiều ấn tượng
PV: Xin chào anh Kuroda Yutaka! Được biết anh là một tình nguyện viên hoạt động tích cực trong thời gian công tác tại Việt Nam và sắp lên đường trở về Nhật Bản. Anh có thể chia sẻ những cảm nhận của mình trong quá trình sống và làm việc tại Việt Nam?
Nói về cảm nhận thì rất nhiều. Việt Nam là một đất nước để lại trong tôi nhiều ấn tượng. Với tôi Việt Nam là một quốc gia thân thiện, mến khách. Trong quá trình công tác tại Việt Nam, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ hết mình của các bạn đồng nghiệp và cán bộ quản lý nơi tôi công tác. Thực sự lúc này, khi sắp rời xa Việt Nam, cảm xúc của tôi rất hỗn loạn và tôi không nói được nhiều. Chia tay vơi Việt Nam là điều tôi cảm thấy rất nuối tiếc.
PV: Với tư cách là một tình nguyện viên hoạt động trong lĩnh vực y tế, anh có đánh giá như thế nào về trình độ y học của Việt Nam
Thực sự, cá nhân tôi nhận thấy ngành y của Việt Nam còn nhiều yếu kém. Nói chung không thể so sánh với Nhật Bản. Lĩnh vực y học được chia làm hai phần, phần cứng và phần mềm. Phần cứng bao gồm các yếu tố về máy móc, thiết bị. Phần mềm là các yếu tố về nhân lực. Hiện nay tại việt Nam cả hai yếu tố này đều ở mức độ thiếu thốn. Tuy nhiên, Việt Nam đang có nỗ lực hội nhập với ngành y tế thế giới. Máy móc, thiết bị được trang bị ngày càng nhiều. Song, điều tôi lo ngại nhất là những loại máy móc hiện đại ấy vẫn còn chưa được khai thác, sử dụng triệt để.
PV: Vậy, điều gì làm anh trăn trở nhất về lĩnh vực y tế tại Việt Nam?
Tôi thấy các bạn đồng nghiệp tại Lâm Đồng là những người có chí tiến thủ, có lòng yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm. Tôi nghĩ bản thân họ có thể tiến xa hơn rất nhiều so với những gì họ hiện có. Điều tôi băn khoăn nhất là làm sao có thể giúp họ. Trong bất cứ lĩnh vực nào thì nhân lực cũng là yếu tố quan trọng nhất. Trong y học cũng thế. Chỉ khi có đội ngũ nhân lực giỏi thì mới có thể tận dụng tối đa các trang thiết bị hiện đại, phục vụ tốt việc khám chữa bệnh. Vì vậy, làm sao để đội ngũ y bức sỹ Việt Nam có thể nâng cao trình độ chuyên môn chính là yếu tố quan trọng nhất giúp ngành y Việt Nam gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Đây chính là điều làm tôi suy nghĩ và trăn trở nhiều nhất.
Kuroda Yutaka - tình nguyện viên Nhật Bản tích cực
Đến Việt Nam để thử thách bản thân
PV: Là một người trẻ tuổi và có học vấn tốt. Tại sao lại quyết định đến Việt Nam mà không phải là những quốc gia khác có trình độ y học phát triển?
Thực ra Nhật Bản cũng là một quốc gia có nghành y học phát triển. Tôi cũng như rất nhiều bạn bè khác có cơ hội cống hiến sức mình cho tổ quốc và phát triển bản thân. Bản thân tôi cũng biết tại Nhật có rất nhiều bệnh nhân cần tôi. Tuy nhiên, tôi lại biết rằng, Việt Nam cần tôi hơn bất cứ quốc gia nào khác. Tôi cảm nhận được trách nhiệm của mình là phải lên đường, đến Việt Nam và cống hiến sức lực cho nơi đây.
Đồng thời, tôi nghĩ việc đi tình nguyện tại Việt Nam cũng là cơ hội tốt để tôi thử thách bản thân mình. Đây cũng là cơ hội giúp tôi có thể ứng dụng những kiến thức và kinh nghiệm mình học được vào thực tế.
PV: Trong quá trình công tác tại Việt Nam, điều gì làm anh cảm thấy khó khăn nhất?
Tôi cảm thấy khó khăn lớn nhất chính là việc bất đồng ngôn ngữ. Những lần tôi bị ốm, tôi không thể nào giải thích cho mọi người về tình trạng sức khỏe của mình. Tôi còn nhớ có lần bị đau bụng, tôi đã rất khổ sở. Vì không ai hiểu tôi. Tại Lâm Đồng, nơi tôi công tác, không có cơ sở y tế dành cho người nước nài.
Tiếng Việt khó lắm. Tôi chỉ thích nói chuyện với người Việt thôi chứ không thích học tiếng Việt, vì ngữ pháp của nó lằng nhằng, khó học. Dù đã học trước 1,5 tháng tại Nhật và học thêm 2 tháng nữa tại Việt Nam nhưng vốn tiếng Việt của tôi rất ít ỏi.
PV: Sau chuyến công tác lần này, anh có dự định quay lại Việt Nam nữa hay không?
Thực lòng tôi rất nhớ quê hương. Người ta thường nói đi xa rồi mới biết yêu quê hương. Tôi nhận thấy điều ấy rất đúng với tôi lúc này. Vì vậy hiện tại tôi không có ý định quay lại Việt Nam. Nhưng tôi biết mình đã dành một phần tình yêu cho tổ quốc Việt Nam. Xa Việt Nam không có nghĩa là không cống hiến, giúp đỡ Việt Nam. Tôi nghĩ mình sẽ làm những công việc có liên quan đến Việt Nam. Chẳng hạn, tôi muốn mình làm một cái gì đó như cầu nối giữa ngành y học hai nước. Giúp đỡ việc chuyển giao kỹ thuật và nhân lực sang Việt Nam.
Tình nguyện viên Kuroda Yutaka, sinh năm 1982, là một trong những chuyên gia tình nguyện của tổ chức JICA. Anh đến Việt Nam từ năm 2010 và làm công tác trị liệu tại bệnh viện đa khoa Lâm Đồng 2.
JICA là một tổ chức hỗ trọ sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản đối với các nước đang phát triển. Từ năm 1995, tổ chức này bắt đầu cử tình nguyện viên sang Việt Nam. Các tình nguyện viên này giúp Việt Nam phát triển về nhân lực. Họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực, như: y tế, giáo dục, nông nghiệp... Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng tình nguyện viên Nhật Bản tại Việt Nam là 442 người
Việt Nam là đất nước để lại trong tôi nhiều ấn tượng
PV: Xin chào anh Kuroda Yutaka! Được biết anh là một tình nguyện viên hoạt động tích cực trong thời gian công tác tại Việt Nam và sắp lên đường trở về Nhật Bản. Anh có thể chia sẻ những cảm nhận của mình trong quá trình sống và làm việc tại Việt Nam?
Nói về cảm nhận thì rất nhiều. Việt Nam là một đất nước để lại trong tôi nhiều ấn tượng. Với tôi Việt Nam là một quốc gia thân thiện, mến khách. Trong quá trình công tác tại Việt Nam, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ hết mình của các bạn đồng nghiệp và cán bộ quản lý nơi tôi công tác. Thực sự lúc này, khi sắp rời xa Việt Nam, cảm xúc của tôi rất hỗn loạn và tôi không nói được nhiều. Chia tay vơi Việt Nam là điều tôi cảm thấy rất nuối tiếc.
PV: Với tư cách là một tình nguyện viên hoạt động trong lĩnh vực y tế, anh có đánh giá như thế nào về trình độ y học của Việt Nam
Thực sự, cá nhân tôi nhận thấy ngành y của Việt Nam còn nhiều yếu kém. Nói chung không thể so sánh với Nhật Bản. Lĩnh vực y học được chia làm hai phần, phần cứng và phần mềm. Phần cứng bao gồm các yếu tố về máy móc, thiết bị. Phần mềm là các yếu tố về nhân lực. Hiện nay tại việt Nam cả hai yếu tố này đều ở mức độ thiếu thốn. Tuy nhiên, Việt Nam đang có nỗ lực hội nhập với ngành y tế thế giới. Máy móc, thiết bị được trang bị ngày càng nhiều. Song, điều tôi lo ngại nhất là những loại máy móc hiện đại ấy vẫn còn chưa được khai thác, sử dụng triệt để.
PV: Vậy, điều gì làm anh trăn trở nhất về lĩnh vực y tế tại Việt Nam?
Tôi thấy các bạn đồng nghiệp tại Lâm Đồng là những người có chí tiến thủ, có lòng yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm. Tôi nghĩ bản thân họ có thể tiến xa hơn rất nhiều so với những gì họ hiện có. Điều tôi băn khoăn nhất là làm sao có thể giúp họ. Trong bất cứ lĩnh vực nào thì nhân lực cũng là yếu tố quan trọng nhất. Trong y học cũng thế. Chỉ khi có đội ngũ nhân lực giỏi thì mới có thể tận dụng tối đa các trang thiết bị hiện đại, phục vụ tốt việc khám chữa bệnh. Vì vậy, làm sao để đội ngũ y bức sỹ Việt Nam có thể nâng cao trình độ chuyên môn chính là yếu tố quan trọng nhất giúp ngành y Việt Nam gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Đây chính là điều làm tôi suy nghĩ và trăn trở nhiều nhất.
Kuroda Yutaka - tình nguyện viên Nhật Bản tích cực
Đến Việt Nam để thử thách bản thân
PV: Là một người trẻ tuổi và có học vấn tốt. Tại sao lại quyết định đến Việt Nam mà không phải là những quốc gia khác có trình độ y học phát triển?
Thực ra Nhật Bản cũng là một quốc gia có nghành y học phát triển. Tôi cũng như rất nhiều bạn bè khác có cơ hội cống hiến sức mình cho tổ quốc và phát triển bản thân. Bản thân tôi cũng biết tại Nhật có rất nhiều bệnh nhân cần tôi. Tuy nhiên, tôi lại biết rằng, Việt Nam cần tôi hơn bất cứ quốc gia nào khác. Tôi cảm nhận được trách nhiệm của mình là phải lên đường, đến Việt Nam và cống hiến sức lực cho nơi đây.
Đồng thời, tôi nghĩ việc đi tình nguyện tại Việt Nam cũng là cơ hội tốt để tôi thử thách bản thân mình. Đây cũng là cơ hội giúp tôi có thể ứng dụng những kiến thức và kinh nghiệm mình học được vào thực tế.
PV: Trong quá trình công tác tại Việt Nam, điều gì làm anh cảm thấy khó khăn nhất?
Tôi cảm thấy khó khăn lớn nhất chính là việc bất đồng ngôn ngữ. Những lần tôi bị ốm, tôi không thể nào giải thích cho mọi người về tình trạng sức khỏe của mình. Tôi còn nhớ có lần bị đau bụng, tôi đã rất khổ sở. Vì không ai hiểu tôi. Tại Lâm Đồng, nơi tôi công tác, không có cơ sở y tế dành cho người nước nài.
Tiếng Việt khó lắm. Tôi chỉ thích nói chuyện với người Việt thôi chứ không thích học tiếng Việt, vì ngữ pháp của nó lằng nhằng, khó học. Dù đã học trước 1,5 tháng tại Nhật và học thêm 2 tháng nữa tại Việt Nam nhưng vốn tiếng Việt của tôi rất ít ỏi.
PV: Sau chuyến công tác lần này, anh có dự định quay lại Việt Nam nữa hay không?
Thực lòng tôi rất nhớ quê hương. Người ta thường nói đi xa rồi mới biết yêu quê hương. Tôi nhận thấy điều ấy rất đúng với tôi lúc này. Vì vậy hiện tại tôi không có ý định quay lại Việt Nam. Nhưng tôi biết mình đã dành một phần tình yêu cho tổ quốc Việt Nam. Xa Việt Nam không có nghĩa là không cống hiến, giúp đỡ Việt Nam. Tôi nghĩ mình sẽ làm những công việc có liên quan đến Việt Nam. Chẳng hạn, tôi muốn mình làm một cái gì đó như cầu nối giữa ngành y học hai nước. Giúp đỡ việc chuyển giao kỹ thuật và nhân lực sang Việt Nam.
Tình nguyện viên Kuroda Yutaka, sinh năm 1982, là một trong những chuyên gia tình nguyện của tổ chức JICA. Anh đến Việt Nam từ năm 2010 và làm công tác trị liệu tại bệnh viện đa khoa Lâm Đồng 2.
JICA là một tổ chức hỗ trọ sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản đối với các nước đang phát triển. Từ năm 1995, tổ chức này bắt đầu cử tình nguyện viên sang Việt Nam. Các tình nguyện viên này giúp Việt Nam phát triển về nhân lực. Họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực, như: y tế, giáo dục, nông nghiệp... Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng tình nguyện viên Nhật Bản tại Việt Nam là 442 người
Thu Hường
Báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận