Tổng kết diễn đàn: Chất kích thích - “tiêu chuẩn” chứng minh đẳng cấp đầy nguy hại của giới trẻ

(Sóng trẻ) - Phần đông độc giả cảm thấy lo ngại khi hiện tượng chứng minh “đẳng cấp” bằng chất kích thích của một bộ phận giới trẻ đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh đó cũng có một số độc giả mong muốn dư luận hãy có cái nhìn cởi mở hơn dối với việc dùng chất kích thích như một phương thức giải tỏa stress.

Ngày 16/9, sự kiện âm nhạc ‘Du hành tới mặt trăng’ diễn ra tại Hà Nội dành cho giới trẻ đã biến thành thảm kịch khi xảy ra vụ việc 7 thanh niên tử vong, 5 người phải nhập viện cấp cứu vì sốc ma túy. Dư luận xã hội bắt đầu đặt câu hỏi về thực trạng sử dụng chất kích thích đang diễn biến rất phức tạp hiện nay.

Nắm bắt được nhu cầu muốn chia sẻ, bày tỏ quan điểm về hiện thực nhiều nhức nhối này của độc giả, Trang tin điện tử Sóng trẻ đã tổ chức diễn đàn với chủ đề "Chất kích thích - “tiêu chuẩn” chứng minh đẳng cấp đầy nguy hại của giới trẻ " và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ bạn đọc.

Suy nghĩ ấu trĩ và sai lầm

Phần đông độc giả Sóng trẻ đều cảm thấy lo ngại khi hiện tượng chứng minh “đẳng cấp” bằng chất kích thích của một bộ phận giới trẻ đang ngày càng trở nên phổ biến. Dùng bóng cười, shisha.. để giải tỏa stress không còn là chuyện hiếm gặp, nhưng “mưa dầm thấm lâu”, thứ chất độc đó sẽ đưa chúng ta đi chệch hướng, sa đà vào lối sống buông thả và dần dần đánh mất chính mình.  

Nhiều ý kiến  cho rằng  không thể cảm thông được với những trường hợp dùng chất kích thích để giải tỏa stress. Độc giả có địa chỉ email [email protected] khẳng định: "Nhiều bạn trẻ cho rằng việc dùng bóng cười, ma tuý đá,... là ngầu, là dân chơi, cách để giải toả những áp lực. Đó chỉ là những cái cớ để bao biện cho việc vui chơi thiếu lành mạnh, thiếu kiểm soát của những người trẻ. Hít bóng cười, đập đá,... không khiến bản thân người dùng cảm thấy ổn hơn mà càng trở nên mệt mỏi, sức khoẻ suy giảm, lệ thuộc vào chất kích thích. Và trong nhiều trường hợp, người dùng không kiểm soát được bản thân đã gây ra những việc để lại hậu quả nghiêm trọng".

74e68a41b_untitled.png

Nhiều quan điểm trái chiều được độc giả gửi về

Đồng tình với quan điểm này, độc giả đến từ email [email protected] chia sẻ: "Chất kích thích đã và đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên những hành động quá khích hay những quyết định điên rồ của rất đông các bạn trẻ hiện nay. Nó không chỉ dẫn đến sự lệ thuộc về thể chất mà nguy hiểm hơn nữa là sự lệ thuộc về tinh thần. Ai ai trong chúng ta cũng phải gặp những vấn đề khó khăn, rắc rối cần giải quyết, vậy ngày nào chúng ta cũng phải dùng chất kích thích để vượt qua ư? Thay vào đó tại sao chúng ta không đối diện trực diện với khó khăn hoặc giả như tìm đến những hoạt động, thói quen có lợi cho sức khoẻ để cải thiện tinh thần của bản thân".

Gia đình răn đe, nhà trường giáo dục và xã hội tuyên truyền nhưng những sự cố gắng này có vẻ vẫn chưa đủ hiệu quả để con em họ nhận thức được sự nguy hại ẩn sau những giây phút sung sướng mà chất kích thích đem lại.

Nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại về chức năng giáo dục của nhà trường và hiệu quả tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa được chú trọng. Bạn có địa chỉ email: [email protected] bức xúc: "Rất nhiều tin tức, chương trình, phóng sự về giới trẻ sử dụng chất kích thích đã được phát sóng. Nhà trường cũng đã tuyên truyền giáo dục, thầy cô, bố mẹ đã răn đe con trẻ. Vậy tại sao vẫn có những trường hợp lén lút, hay có những hành động tiếp tay cho sử dụng chất kích thích?".

Nhiều câu chuyện đau lòng cũng được chia sẻ về hậu quả khi người trẻ “bước chân” vào con đường sử dụng chất kích thích: hủy hoại hệ thần kinh, sốc thuốc, tử vong, như câu chuyện đến từ độc giả có địa chỉ mail [email protected]: "Cách đây hơn 4 năm, người anh trai tôi thương nhất cũng đã mất chính vì bị sốc thuốc. Con đường học hành của anh, cả tương lai sau này nữa đều biến mất….Ngày đó cả gia đình mình không ai chấp nhận được chuyện này. Từ đó mỗi lần biết ai hít bóng cười với dùng thuốc phiện, tôi lại cảm thấy khó chịu và phản ứng gay gắt với họ".

Cơ quan chức năng đã làm đúng và đủ?

Có nên cấm các chất kích thích hay không? Nếu có thì phải chăng là sự bất công với những người người dùng biết điểm dừng? Nếu không thì cần quản lý việc mua bán, sử dụng chúng thế nào để không xảy ra sự cố đáng tiếc như ở lễ hội âm nhạc vừa qua? Đây cũng là khía cạnh được đông đảo độc giả quan tâm.

Bạn đọc có địa chỉ mail [email protected] bức xúc: "Điểm đáng nói là những thứ hàng này rất dễ mua, cụ thể là đối tượng bán rất đa dạng, giá cả thì trên trời dưới biển gì cũng có, người mua có thể chi trả cho vài lần sử dụng. Chính vì vậy, chưa nói đến vấn đề thể hiện đẳng cấp mà chỉ mua để chơi cho vui trong vài ba bữa tiệc cũng là điều hết sức dễ dàng. Điều này nếu cứ tiếp diễn mà không có biện pháp ngăn chặn, quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng, nhà trường, gia đình và xã hội thì sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường".

Tuy nhiên cũng có một số ý kiến đưa ra cái nhìn khá nhẹ nhàng về việc dùng chất kích thích để xả stress. Theo những độc giả này, không nên cấm dùng chất kích thích vì nhu cầu và lợi ích mà nó đem lại cho người dùng là có thật, chỉ khi lạm dụng quá đà mới không tốt.

Bảo vệ cho quan điểm này, bạn có địa chỉ mail [email protected] khẳng định: "Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều người chơi những chất kích thích kiểu này. Thực ra nó giúp họ cảm thấy hài lòng và thỏa mãn với cuộc sống hơn. Sốc thuốc do dùng quá liều chỉ là nài ý muốn. Đương nhiên không nên để nó phát triển rộng ra nhưng  cũng nên chấp nhận việc sử dụng bóng cười ở mức độ sử dụng thấp".

Bàn về giải pháp khắc phục, bạn đọc có địa chỉ mail [email protected] nêu ý kiến: "Rõ ràng cấm những loại chất kích thích như shisha hay bóng cười chỉ là hạ sách. Việt Nam nên học tập các nước tiên tiến trên thế giới cách đối phó với vấn nạn dùng chất kích thích. Mỹ siết chặt an toàn tại các lễ hội âm nhạc bằng cách dùng chó nghiệp vụ để phát hiện các hành vi sử dụng và mua bán chất kích thích trái phép, Australia kiểm soát bằng cách thực hiện các biện pháp giúp giảm thương vong cho người sử dụng thay vì ép buộc họ không được dùng. Chúng ta nên học tập họ".

BBT Sóng Trẻ xin chân thành cảm ơn những bình luận, phản hồi vô cùng tích cực và hữu ích từ quý độc giả về vấn đề “Chất kích thích - "tiêu chuẩn" chứng minh đẳng cấp đầy nguy hại của giới trẻ”. Hẹn gặp lại quý độc giả trong những vấn đề thảo luận sắp tới.


BBT Sóng Trẻ


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN