Tổng kết diễn đàn: “Học sinh nghỉ học kéo dài do dịch Covid-19: Nên thi hay xét tốt nghiệp THPT?”

(Sóng trẻ) - Sau khi đăng tải trên trang tin điện tử Sóng Trẻ,  diễn đàn “Học sinh nghỉ học kéo dài do dịch Covid-19: Nên thi hay xét tốt nghiệp THPT?” đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi, góp ý của bạn đọc. Phần lớn độc giả ủng hộ hình thức xét tuyển THPT. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng, việc thi THPT quốc gia mới đánh giá được năng lực thực sự của học sinh.

Sau một tuần tổ chức diễn đàn, BBT Sóng trẻ đã nhận được 40 phản hồi từ độc giả với nhiều ý kiến trái chiều khác nhau về việc nên thi hay xét tốt nghiệp THPT, cùng một số gợi ý về hình thức xét tuyển để mang lại sự khách quan và công bằng nhất.

Xét tốt nghiệp THPT là điều kiện cần

Có 22/32 người hoàn toàn ủng hộ vấn đề xét tốt nghiệp THPT, cho rằng dịch Covid-19 ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, việc tạo điều kiện để xét tốt nghiệp là hoàn toàn phù hợp.

481f4e776_aa.png
Đa phần độc giả ủng hộ hình thức xét tuyển THPT quốc gia 2019-2020

Hơn nữa, một số độc giả quan điểm, tốt nghiệp THPT là đánh giá cả một quá trình học tập nên xét tốt nghiệp qua học bạ vẫn đánh giá đúng năng lực của học sinh. Việc xét tốt nghiệp cũng góp phần giảm bớt áp lực cho học sinh trong tình trạng dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Đồng tình với phần lớn ý kiến của độc giả Sóng Trẻ, tài khoản [email protected] cho hay: “Cá nhân mình ủng hộ việc xét tốt nghiệp THPT, thời gian dịch diễn ra quá lâu, việc học tập của các em học sinh không được ổn định, việc ôn tập tại nhà hay trực tuyến tuy được diễn ra thường xuyên nhưng để có thể hiểu cặn kẽ, chính xác thì rất khó. Thi THPT nhưng kiến thức chỉ được học tại nhà mình nghĩ là thách thức quá lớn đối với các em học sinh.”

Bên cạnh đó, cần phân biệt rõ ràng việc xét tốt nghiệp THPT và thi tuyển đầu vào các trường Đại Học, Cao đẳng. Tài khoản [email protected] đề xuất ý kiến: “Theo cá nhân mình thì ủng hộ xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, cần có một kỳ thi dành riêng cho học sinh thi đại học bởi điều này là rất cần thiết để phân luồng học thí sinh, kỳ thi này có thể do chính trường đại học tự tổ chức.”

Mở đầu vào, xiết đầu ra tại các trường Đại học

Theo ý kiến của nhiều độc giả, đây cũng là cơ hội để thay đổi toàn diện về nền giáo dục nước nhà. Nới lỏng đầu vào siết chặt đầu ra tại các trường Đại học để đảm bảo chất lượng đào tạo là cần thiết.

Tài khoản [email protected] cho rằng: “Nên xét tốt nghiệp THPT cho học sinh là phù hợp, bên cạnh đó nên tính đến việc mở đầu vào và xiết đầu ra ở bậc đại học. Học THPT cũng như đại học là một quá trình rèn luyện 3-4 năm, không phải chất lượng đại học chỉ ở kỳ thi đầu vào.”

Thi tốt nghiệp THPT đảm bảo tính khách quan, công bằng

Có 18/32 người đồng quan điểm nên giữ nguyên hình thức thi THPT, dù muộn nhưng là kỳ thi cần phải có. Thi sẽ là cách thức tốt nhất để đánh giá chất lượng, sự khách quan và công bằng.

481f4e776_bb.png
Thi THPT quốc gia giúp đánh giá chất lượng học sinh một cách khách quan

Cho rằng việc thay đổi hình thức thi sẽ khiến học sinh hoang mang, tài khoản [email protected] chia sẻ: “Kỳ thi THPT Quốc gia đã cho thấy được tính hiệu quả rồi mà, tuy dịch bệnh ảnh hưởng nhưng thầy cô và các bạn học sinh vẫn đang cùng cố gắng thích ứng, giờ thay đổi còn khiến học sinh 12 hoang mang hơn.”

Tài khoản [email protected] cũng nên ra một số hệ lụy khi xét tốt nghiệp THPT: “Theo mình, dù có dịch bệnh thì vẫn nên đợi để tổ chức thi. Thứ nhất, quy chế chấm điểm học bạ của các trường không giống nhau nên việc xét duyệt sẽ không công bằng giữa các trường. Thứ hai, việc tổ chức thi sẽ giúp các bạn học sinh có động lực học tập hơn trong mùa dịch. Thứ ba, mùa dịch nhưng các bạn học sinh vẫn học online, nên việc đợi dịch rồi tổ chức thi là điều hoàn toàn có thể.”

Diễn đàn: “Học sinh nghỉ học kéo dài do dịch Covid-19: Nên thi hay xét tốt nghiệp THPT?” xin phép được khép lại. BBT Sóng trẻ xin chân thành cảm ơn những ý kiến bình luận và phản hồi từ độc giả. Những ý kiến bình luận là tấm gương đa chiều phản ánh góc nhìn khác nhau của công chúng. Hẹn gặp lại bạn đọc trong các vấn đề thảo luận khác.

BBT Sóng Trẻ


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN