Trà cúc - Nét văn hóa độc đáo của người Hải Phòng

(Sóng trẻ) - Nhâm nhi ly trà hoa cúc giữa trời thu se mát đã trở thành lựa chọn lý tưởng của nhiều người dân đất Cảng. Không chỉ đơn thuần là một loại trà giải khát, trà cúc Hải Phòng còn là sự kết hợp tinh tế giữa hương vị của thiên nhiên và sự sáng tạo của con người; đem lại nhiều ấn tượng sâu sắc với khách du lịch và bạn bè quốc tế. 

29101.jpg
Các quán trà cúc gần trung tâm thành phố luôn tấp nập vào mỗi buổi tối. (Ảnh: Phương Thảo)

Từ những tinh túy của thiên nhiên 

Hải Phòng nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú đã phát triển trà cúc trở thành một trong những đặc sản của địa phương. Trà cúc Hải Phòng khác biệt bởi cách chế biến độc đáo, tỉ mỉ và tinh tế như chính hương vị của nó. Nguyên liệu để pha trà chủ yếu là bông cúc trắng hoặc vàng. Sau khi hái về, hoa được rửa sạch bụi bẩn rồi phơi khô và đem đi xao trên lửa nhỏ. Trước khi hãm trà, hoa cúc tiếp tục được rửa sạch và để ráo. 

Một ly trà cúc thơm ngon là sự kết hợp cùng những nguyên liệu thanh mát và có lợi cho sức khỏe như táo đỏ sấy khô, long nhãn, mật ong…Trà cúc ngon có màu vàng hơi ngả nâu đậm, một cốc trà đúng điệu phải có chuẩn 3 vị: vị đắng, vị ngọt thơm và vị chát của trà. Trà hoa cúc mang mùi hương thơm nhẹ, không quá nồng mà phảng phất dịu dàng. Đặc biệt khi trà còn nóng, mùi thơm càng trở nên hấp dẫn hơn, gợi cảm giác gần gũi với thiên nhiên. 

Khi nhấp một ngụm trà, người uống sẽ cảm nhận được vị thanh nhẹ của hoa cúc. Với những ai chưa quen uống hoặc uống lần đầu sẽ thấy trà cúc thoang thoảng một chút đắng nhẹ ở đầu lưỡi nhưng tan nhanh, có vị ngọt hậu đọng lại trong miệng. Bởi trà cúc Hải Phòng không quá đắng như nhiều loại trà khác nên dễ hài hòa với sắc ngọt từ cam thảo, vị bùi bùi của táo đỏ và ngọt dịu của mật ong. Điều này đã làm nên nét độc đáo của trà cúc Hải Phòng và để tất cả những hương vị ấy cùng hòa quyện, người pha chế cho thêm chút chua dịu của quất. Không chỉ mang đến khoái cảm, thư thái khi thưởng thức, trà cúc còn có những lợi ích sức khỏe giúp hỗ trợ ổn định huyết áp, thanh lọc cơ thể, cải thiện giấc ngủ.

Theo chị Hà - chủ quán trà cúc lâu năm trên trung tâm thành phố chia sẻ, chị luôn lựa chọn nguồn gốc hoa cúc đảm bảo chất lượng tốt nhất. Mỗi ngày chị bán được khoảng 100 lít tương đương với hơn 500 cốc trà. Lượng khách chủ yếu là các bạn trẻ và có cả người trung niên. Cuối tuần, số lượng trà cúc bán ra nhiều hơn bởi khách du lịch nhiều nơi ghé uống và đóng về làm quà. Chị cảm thấy tự hào khi mang trà cúc đến gần hơn với mọi người như một cách quảng bá nét đẹp văn hóa của người Hải Phòng.

Thức uống đầy say mê 

Nếu Hội An nổi tiếng với trà Mót, Hà Nội mời khách với trà chanh thì trà cúc là thức uống đặc trưng khiến nhiều người mê khi tới Hải Phòng. Không biết từ khi nào, thưởng thức trà cúc đã trở thành thói quen, một nét đẹp văn hóa của người dân đất Cảng. Ly trà cúc được ví như nhịp sống chậm rãi của người dân Hải Phòng, không xô bồ, hối hả. Tùy theo nhu cầu và sở thích, trà cúc có thể chế biến nóng và lạnh, nhiều người sợ mất ngủ có thể lựa chọn “cúc không trà”. 

Với giá cả bình dân từ 25.000 – 35.000 ngàn đồng, trà cúc đã trở thành lựa chọn lý tưởng của nhiều người Hải Phòng. Các con phố gắn liền với trà cúc như phố Phan Bội Châu, Đinh Tiên Hoàng, Minh Khai... Uống trà cúc cũng là một cách để tận hưởng cảm giác thanh bình, thư giãn trong nhịp sống hàng ngày.

Ngoài thưởng thức một cốc trà bình thường, người dân địa phương còn có thói quen ăn hạt dẻ nướng hoặc cắn hạt hướng dương. Anh Nguyễn Minh Quang, 42 tuổi, Hải Phòng, cho biết đây là một nét văn hóa thưởng trà độc đáo chỉ có ở Hải Phòng. Trà cúc khác với các loại đồ uống khác bởi sự thanh mát, đem đến cảm giác sảng khoái. Mỗi cuối tuần, anh lại cùng bạn bè ngồi quây quần uống trà, ăn hạt và trò chuyện về cuộc sống.

Không chỉ với người Hải Phòng, trà cúc còn thu hút sự thích thú, yêu thích của nhiều khách du lịch, đặc biệt là các bạn trẻ Hà Nội đi “foodtour”. Phạm Ánh Dương, 20 tuổi, Hà Nội chia sẻ bản thân rất thích đồ ăn Hải Phòng bởi hương vị đậm đà, món ngon phong phú. Bạn từng uống trà cúc ở nhiều nơi nhưng ấn tượng đặc biệt với vị thanh dịu, thơm ngon của trà cúc Hải Phòng. Vị ngọt của cam thảo kết hợp với độ giòn của táo đỏ sấy khô tạo ra cảm giác mới lạ, cuốn hút người uống. 

Nhiều người cho rằng, tại thành phố cảng, trà cúc còn được ưa chuộng hơn cả cà phê bởi dễ bắt gặp nhiều độ tuổi yêu thích thức uống này. Ngoài các món đặc sản như bánh đa cua, bánh mì cay, nem cua bể… thì nhâm nhi cốc trà cúc cũng sẽ là một trải nghiệm khó quên khi tìm hiểu về cuộc sống của người dân thành phố hoa phượng đỏ.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN