(Sóng trẻ) - Nghề múa rối nước là nghề cổ truyền tồn tại ở làng Đào Thục hơn 300 năm, được truyền lại theo hình thức cha truyền con nối. Một trong những yếu tố để nghề có thể tồn tại được cho đến ngày nay là nhờ vào những nghệ nhân chế tác rối nước.
Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống, nghệ nhân Nguyễn Văn Phi ở thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh - Hà Nội say sưa với việc tạo hình cho chú Tễu, Phùng Hưng, Tấm Cám, cô tiên... vô cùng sinh động và bắt mắt. Những con rối độc đáo, mộc mạc của phường rối nước Đào Thục hiện nay đều do một tay ông chế tác.
Trong căn nhà xưởng, nghệ nhân tỉ mỉ họa lên những nhân vật rối nước. Tạo hình nhân vật rối nước không chỉ cần sự khéo léo mà yếu tố quan trọng sự đam mê cháy bỏng với nghề (Anh: Khánh Huyền)
Quân rối không chỉ là một nét đẹp đặc trưng của nghệ thuật múa rối nước, mà còn đại diện cho hình ảnh của con người Việt Nam. Điều đặc biệt là làm sao thổi được cái hồn, phong cách, tâm hồn dân tộc Việt vào quân rối gỗ mộc mạc, chân quê (Ảnh: Khánh Huyền)
Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi chia sẻ: "Tại phường múa rối nước Đào Thục, toàn bộ con rối đều được tạo hình bằng gỗ sung. Từ đời xưa, các cụ đã truyền lại kinh nghiệm: Gỗ sung nhẹ, ít ngấm nước và khó nứt, vỡ và ẩn sau đó còn có ý nghĩa là sung túc, sung mãnh (Ảnh: Khánh Huyền).Chế tạo rối gồm 4 công đoạn chính và hàng trăm những bước nhỏ hỗ trợ cho việc tạo nên những con rối đẹp mắt. Bước đầu tiên là chọn nguyên liệu; bước thứ hai là làm phần thô: phác thảo hình rối trên khúc gỗ; bước thứ ba là làm các chi tiết, chà nhẵn và làm phần tinh (Ảnh: Khánh Huyền, Khánh Linh)Bước cuối là sơn và hoàn thiện, nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế, để tạo ra một quân rối hoàn chỉnh lại cần rất nhiều sức lực, sự tập trung và cái tâm của nghệ nhân tạo hình (Ảnh: Khánh Linh).Chia sẻ về công đoạn khó nhất để tạo hình rối, nghệ nhân Phi cho biết: "Cái khó đầu tiên là phải tạo được cái hình, cái hồn của nhân vật đó. Bởi vì nó không có mốc cái giới nào cả, một người nông dân có hàng nghìn hàng tỉ khuôn mặt người nông dân. Quan trọng phải là cái hồn của nhân vật đó nên nó không có một cái cố định, mà không ai dạy mình, không ai hỏi ai được, đấy là cái khó" (Ảnh: Khánh Linh).Hình ảnh những con rối hoàn thiện sống động và đẹp mắt là thành quả sau rất nhiều giờ làm việc của nghệ nhân chế tác rối (Ảnh: Khánh Huyền)Thách thức đặt ra với nghề múa rối nước là nghề chỉ mang tính thời vụ, thu nhập cũng chỉ đủ để sửa chữa những con rối hỏng hóc, thù lao cho những người nghệ nhân không đủ để lo toan cho cuộc sống, cho gia đình. Thế nhưng, những người thợ ở phường rối Đào Thục vẫn luôn dành niềm đam mê của mình để nghề rối được gìn giữ và phát triển. Mỗi người nghệ nhân là những mảnh ghép quan trọng để nghề rối nước còn sống mãi với thời gian. (Ảnh: Khánh Huyền, Khánh Linh).
(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.