Trân trọng bản thân – “liều thuốc” đặc trị body-shaming

(Sóng trẻ) - Trước khi ai đó tìm ra biện pháp chấm dứt “căn bệnh” body-shaming, hãy biết bảo vệ bản thân bằng bản lĩnh và thái độ tự trân trọng.

Body-shaming -  căn bệnh trầm kha của xã hội hiện đại

Body-shaming (hay miệt thị cơ thể) là hành động chế giễu cơ thể người khác bằng những câu đùa tưởng chừng vô thưởng vô phạt như: “Ăn gì mà sao lại có thể béo thế?” hay “Người có một mẩu thế kia thì ai người ta để ý!”. Điều đáng nói là, trong khi người thực hiện body-shaming chỉ xem đó như một cách mua vui, thì đối với người nghe, lời nói ấy có thể trở thành liều thuốc độc, gây ra vết thương tâm lý khó lành.
 
6114ec5ba_9935268_g.jpg

Body-shaming trở thành dịch bệnh lan tràn, người mắc bệnh là kẻ gieo rắc nỗi đau.

Mới đây, những lời chia sẻ từ người mẹ giấu tên dành cho cô con gái của mình – một nạn nhân của body-shaming đã trở thành chủ đề làm dậy sóng mạng xã hội. Chỉ vì một chữ “béo” do bạn bè gán mác, bạn nữ trong câu chuyện, với chiều cao 1m7, cân nặng 54kg, đã bị áp lực đến mức mất ngủ, phải liên tục sử dụng thuốc an thần, thậm chí, nghỉ học để điều trị tâm lý. Chứng kiến sự suy sụp của con cái, người mẹ ấy chỉ có thể đau đớn thốt lên: “Cô thấy bất lực với bản thân vì không bảo vệ được con gái mình… Là môt người mẹ, cô thấy mình hoàn toàn thất bại.”
 
6114ec5ba_capture.jpg

Nỗi đau dằn vặt với nạn nhân là một, thì sự xót xa của bậc làm cha, làm mẹ còn gấp trăm nghìn lần.

Trước đó, khi thông tin một cô nàng ở Trung Quốc “nhảy sông tự tử nhưng béo quá nên không chìm” được đăng tải, thay vì cảm thông, suy ngẫm, phần đông cư dân mạng lại đem nó ra làm trò cười, rồi theo thói quen, "tag" những cô bạn có nại hình “mũm mĩm” vào phần comment. Chắc ít ai ngờ, hành động đơn giản đó có thể gây tổn thương cho người được nhắc tên như thế nào.

Chia sẻ về quá khứ bị miệt thị về cơ thể đầy ám ảnh, AnhThơ (20 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Mình vốn không phải kiểu người cuồng ăn uống, nhưng do thể trạng người dễ tăng cân, chỉ cần vô lo vô nghĩ là mặt đã phính ra trông thấy. So với bạn bè cùng lớp, cùng nhóm thì mình cũng cao lớn hơn hẳn, nên thường xuyên bị trêu chọc. Các bạn có lẽ không có ác ý, nhưng mình vẫn buồn lắm. Ăn trong căng thẳng, ngủ cũng sợ béo. Mình lao vào các chế độ ăn uống “phá hoại cơ thể” để giảm cân, giờ thì đau dạ dày nặng luôn.”

Tự vệ bằng bản lĩnh và sự trân trọng bản thân

Trong lễ trao giải MTV VMAs vừa qua, nữ ca sĩ nhạc Rock n Roll Pink đã có một bài phát biểu đầy cảm hứng, dành tặng cho cô con gái 6 tuổi nói riêng và toàn xã hội nói chung. Khi cô bé bị bạn cùng lớp chế giễu giống như “con trai để tóc dài”, người mẹ nổi tiếng đã giúp em nhận ra rằng, chúng ta không cần biến bản thân thành ai đó, chỉ vì lời nói của người đời. Hãy cứ là chính mình, “cầm những viên sỏi lên và biến chúng thành những viên ngọc trai lấp lánh”, “giúp mọi người thay đổi để họ có thể cảm nhận được nhiều vẻ đẹp khác nhau trong cuộc sống này”.
 
6114ec5ba_rs_634x1024170827165437634pinkmtvvma.jpg

Pink là một minh chứng nổi bật cho việc chiến thắng body-shaming bằng bản lĩnh.

Đó cũng chính là nội dung thông điệp mà “Khi tôi 19” – một dự án phi lợi nhuận của Câu lạc bộ Social Waves, Đại học RMIT, mong muốn truyền tải: “Khi tôi 19, tôi trân trọng vẻ đẹp của mình.”
 
6114ec5ba_16602391_167366807097039_2513097722183834228_o.jpg

Dự án “Khi tôi 19” với thông điệp ý nghĩa, nói không với miệt thị cơ thể.

Thông qua chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội và áp phích tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, dự án hướng tới nâng cao nhận thức ở các bạn trẻ 18-24 tuổi về vấn đề body-shaming. Bên cạnh việc phân tích nguyên nhân, diễn biến tâm lý của nạn nhân và những tác hại mà miệt thị cơ thể gây ra, “Khi tôi 19” còn đưa ra nhiều chủ đề mới mẻ để bàn bạc và trao đổi: Lấy hình tùy tiện để chế meme có thực sự là xấu?, hay 90% các bạn nữ không hài lòng về cơ thể của mình,...

Chắc chắn, khi đã biết kết hợp hiểu biết với bản lĩnh và sự tự tin, mỗi người trẻ đều có thể trở thành một “chiến binh” trong “cuộc chiến” với “căn bệnh” body-shaming.
Thanh Thanh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
LCĐ Quan hệ Công chúng và Quảng cáo vô địch Olympic AJC 2024: Conquistar

LCĐ Quan hệ Công chúng và Quảng cáo vô địch Olympic AJC 2024: Conquistar

Tin nổi bật3 giờ trước

(Sóng trẻ) - Đội thi LCĐ Quan hệ Công chúng & Quảng cáo xuất sắc vượt qua 15 đội chơi đối thủ để đứng trên đỉnh vinh quang Olympic AJC 2024: Conquistar.

Hai đội thi xuất sắc lọt vào phần thi cuối Olympic AJC 2024: Conquistar

Hai đội thi xuất sắc lọt vào phần thi cuối Olympic AJC 2024: Conquistar

Tin nổi bật3 giờ trước

(Sóng trẻ) - Đội thi LCĐ Xã hội học & Phát triển và đội thi LCĐ Quan hệ Công chúng & Quảng cáo xuất sắc bước vào vòng Chung kết Olympic AJC 2024: Conquistar

Bước vào thế giới điện ảnh cùng đạo diễn Otis Fam

Bước vào thế giới điện ảnh cùng đạo diễn Otis Fam

Tin nổi bật4 giờ trước

(Sóng trẻ) - Ngày 4/11, tại 26 Phan Huy Ích, Ba Đình, Hà Nội, đã diễn ra buổi chiếu phim và trò chuyện cùng đạo diễn Ostin Fam “From home to home”. 03 bộ phim ngắn được đạo diễn mang tới gồm “Hành trình” (2012), “Bình” (2020) và “Những người bảo vệ cuối c

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN