Triển lãm khắc gỗ “Kịch bản đương đại”
(Sóng Trẻ) - Chiều 27/11, triển lãm của họa sĩ Phạm Khắc Quang đã được khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Với chất liệu là gỗ khắc truyền thống, các tác phẩm tại buổi khai mạc “Kịch bản đương đại” đã thu hút được đông đảo giới nghệ sỹ cũng như công chúng yêu nghệ thuật.
Phần thứ nhất của triển lãm là chùm 10 bức tranh khắc gỗ màu với kỹ thuật khắc phá bản, trong đó hình ảnh chú Tễu – nhân vật trong nghệ thuật múa rối nước là trung tâm. Trong lời ngỏ về triển lãm, Phạm Khắc Quang chia sẻ: “Từ dáng vẻ đến tinh thần, con rối như là hình ảnh rút gọn, đặc trưng rất Việt. Trong sân khấu nước, người nghệ nhân đã điều khiển con rối vào vai những người lao động, doanh nhân, nhân vật huyền thoại… nhằm ca ngợi cũng như giáo dục truyền thống. Điều đó cùng thực tế cuộc sống ngày hôm nay gợi liên tưởng cho tôi rằng, phải chăng, trong cuộc sống đương đại, rối cũng đã, đang và sẽ vào vai nhiều “nhân vật” ở nhiều khía cạnh xã hội?”
Mỗi bức tranh là một không gian quen thuộc của làng quê Việt Nam, đó có thể là phiên chợ vùng cao, cánh đồng ngày mùa hay khu Làng Văn hoá. ở nơi đâu, cũng thấy hình ảnh chú Tễu với khuôn mặt cười vô ưu, nhưng ẩn sau đó là những nỗi niềm, suy ngẫm của tác giả về nhiều vấn đề xã hội trong cuộc sống nông thôn ngày nay.
Phần tiếp theo là một sáng tác sắp đặt có tiêu đề “Thở”. Đây cũng là một phần đặc biệt thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham dự triển lãm. 1000 bản khắc chân dung những người nông dân mà tác giả tình cờ gặp trong mỗi dịp về quê được sắp đặt trên 30m2 nền tạo hình ảnh về một mảnh ruộng quê. Các chân dung được khắc trên bề mặt cây xẻng gỗ – vật dụng trong nhà bếp gia đình. 1000 bức chân dung đen trắng, mỗi chân dung một vẻ, hoà vào thành bản hợp ca chất chứa đủ mọi vui buồn cất lên từ những cánh đồng, thửa ruộng. Đó không chỉ là sự tỉ mẩn, chăm chút trong nghệ thuật mà còn là những trăn trở của tác giả về số phận của người nông dân khi những cánh đồng đang dần mất đi theo năm tháng.
Hai phần triển lãm không hoàn toàn tách rời nhau bởi bao trùm lên đó là những suy ngẫm khá sâu sắc của nghệ sĩ trước những đổi thay trong cuộc sống của người nông dân. Sử dụng nghệ thuật khắc gỗ truyền thống cùng hình tượng dân gian – chú Tễu để nói về vấn đề thời sự của xã hội đương đại – số phận người nông dân, Phạm Khắc Quang đã cho khán giả hôm nay thấy một “kịch bản đương đại” sâu sắc, ấn tượng.
Triễn lãm mở cửa đến hết ngày 4/12/2011.
Phần thứ nhất của triển lãm là chùm 10 bức tranh khắc gỗ màu với kỹ thuật khắc phá bản, trong đó hình ảnh chú Tễu – nhân vật trong nghệ thuật múa rối nước là trung tâm. Trong lời ngỏ về triển lãm, Phạm Khắc Quang chia sẻ: “Từ dáng vẻ đến tinh thần, con rối như là hình ảnh rút gọn, đặc trưng rất Việt. Trong sân khấu nước, người nghệ nhân đã điều khiển con rối vào vai những người lao động, doanh nhân, nhân vật huyền thoại… nhằm ca ngợi cũng như giáo dục truyền thống. Điều đó cùng thực tế cuộc sống ngày hôm nay gợi liên tưởng cho tôi rằng, phải chăng, trong cuộc sống đương đại, rối cũng đã, đang và sẽ vào vai nhiều “nhân vật” ở nhiều khía cạnh xã hội?”
Mỗi bức tranh là một không gian quen thuộc của làng quê Việt Nam, đó có thể là phiên chợ vùng cao, cánh đồng ngày mùa hay khu Làng Văn hoá. ở nơi đâu, cũng thấy hình ảnh chú Tễu với khuôn mặt cười vô ưu, nhưng ẩn sau đó là những nỗi niềm, suy ngẫm của tác giả về nhiều vấn đề xã hội trong cuộc sống nông thôn ngày nay.
Triển lãm thu hút được khá đông người xem
Phần tiếp theo là một sáng tác sắp đặt có tiêu đề “Thở”. Đây cũng là một phần đặc biệt thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham dự triển lãm. 1000 bản khắc chân dung những người nông dân mà tác giả tình cờ gặp trong mỗi dịp về quê được sắp đặt trên 30m2 nền tạo hình ảnh về một mảnh ruộng quê. Các chân dung được khắc trên bề mặt cây xẻng gỗ – vật dụng trong nhà bếp gia đình. 1000 bức chân dung đen trắng, mỗi chân dung một vẻ, hoà vào thành bản hợp ca chất chứa đủ mọi vui buồn cất lên từ những cánh đồng, thửa ruộng. Đó không chỉ là sự tỉ mẩn, chăm chút trong nghệ thuật mà còn là những trăn trở của tác giả về số phận của người nông dân khi những cánh đồng đang dần mất đi theo năm tháng.
"Thở"
Hai phần triển lãm không hoàn toàn tách rời nhau bởi bao trùm lên đó là những suy ngẫm khá sâu sắc của nghệ sĩ trước những đổi thay trong cuộc sống của người nông dân. Sử dụng nghệ thuật khắc gỗ truyền thống cùng hình tượng dân gian – chú Tễu để nói về vấn đề thời sự của xã hội đương đại – số phận người nông dân, Phạm Khắc Quang đã cho khán giả hôm nay thấy một “kịch bản đương đại” sâu sắc, ấn tượng.
Triễn lãm mở cửa đến hết ngày 4/12/2011.
Nguyễn Thu Trang
Báo Mạng điện tử K29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo Mạng điện tử K29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận