Triển lãm “Ở cuối hàng”: Khi "nhân bản" song hành cùng "nhân văn"

(Sóng trẻ) - Đâu đó, ở một hay nhiều nét, chúng ta bắt gặp chính mình trong những người mà chúng ta gặp, quen biết hay thân thiết. Và như vậy, vô hình chung, chúng ta “lặp lại nhau”. Trong “Ở cuối hàng” sự lặp lại đó không chỉ được thể hiện rõ nét mà còn mang đậm tính Nhân văn.

Vào lúc 17h30 ngày 18 tháng 4, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66, Nguyễn Thái Học) đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm mang tên “Ở cuối hàng” của họa sỹ trẻ Nguyễn Trọng Minh. Tham dự Triển lãm có sự hiện diện của khách mời, Nhà phê bình Nghệ thuật Vũ Huy Thông và đông đảo các họa sỹ trẻ và công chúng yêu hội họa.

6b5e6d653_hinh_anh_1.1.jpg
Poster triển lãm "Ở cuối hàng"

6b5e6d653_hinh_anh_1.2.jpg
Trăn trở với “Ở cuối hàng”

Nguyễn Trọng Minh sinh năm 1982 tại Hưng Yên. Tốt nghiệp Đại học năm 2004, Nguyễn Trọng Minh có ba năm kinh nghiệm dạy Mỹ thuật tại Trường Trung học cơ sở Kim Tân, Lào Cai. Năm 2012, anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, chuyên ngành Hội hoạ. Trong vòng 10 năm, kể từ năm 2003, Nguyễn Trọng Minh có nhiều hoạt động nghệ thuật cả trong và nài nước.

Hiện thực trở đi trở lại trong những tác phẩm…

“Xuất phát từ những kỷ niệm của tôi với học sinh, với thực tế công việc trong thời gian tôi giảng dạy ở Lào Cai”, tác giả chân thành chia sẻ với đông đảo khán giả có mặt tại buổi Triển lãm về động lực thực hiện buổi Triển lãm này của mình.

6b5e6d653_hinh_anh_2.jpg
Hoạ sỹ Nguyễn Trọng Minh (thứ 2 từ trái sang) 
và Nhà phê bình Nghệ thuật Vũ Huy Thông (thứ 3 từ trái sang)

Được trưng bày tại Triển lãm là những bức tranh với hai màu chủ đạo Đen và Trắng. Đó là những gam màu mà người ta thường hay sử dụng khi muốn nói tới cái đen tối, cái xấu, cái sai lệch trong sự đối lập với cái minh bạch, cái chính nghĩa, và cái đúng. Và điều đặc biệt đó là với những bức tranh hai màu chúng ta sẽ được thấy lại một quãng ký ức đã qua của chính mình, bạn bè mình – thời học sinh. Đó là một trong những thành công của Triển lãm khi tái hiện những vấn đề liên quan đến giáo dục một cách rất chân thực. 

Đó là những khi chúng ta thấy bạn của mình, hay chính mình có lần bị phạt đứng nài cửa lớp, đứng góc lớp hay đứng úp mặt vào tường do đi học muộn hay vi phạm một lỗi gì khác. Những hình thức phạt cứng nhắc được áp dụng và trở thành nỗi ám ảnh của bao thế hệ học trò.

6b5e6d653_hinh_anh_3.1.jpg
Hình phạt cứng nhắc

6b5e6d653_hinh_anh_3.2.jpg
Những hình ảnh trở thành nỗi ám ánh của học trò

Đó là câu chuyện về đồng phục học sinh. 

c918c3db4_hinh_anh_4.jpg
Đồng phục

Đó là những Quyết tâm của chúng bạn với nhau trong những cuộc chơi, những cuộc thi, những nhiệm vụ học tập...

c918c3db4_hinh_anh_5.jpg
 Quyết tâm

Đó là những mỏi mệt đến “Kiệt sức” của những người học trò nhỏ vì việc học tập hay vì những nguyên tắc?

c918c3db4_hinh_anh_6.jpg
Kiệt sức

Giá trị nhân văn sâu sắc

Ngắm nhìn những bức vẽ của Nguyễn Trọng Minh, người xem sẽ cảm nhận được những gì giản dị nhất, đời thường nhất được thể hiện trên giấy qua từng nét vẽ. Nét nổi bật khác trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Trọng Minh đó là thủ pháp “Nhân bản” nhiều lần một nhân vật. Những con người giống nhau mang ý nghĩa rằng những sự việc xảy ra không chỉ với một cá nhân mà với nhiều người đồng thời nó tạo nên sức ám ảnh mạnh mẽ lên tâm trí những ai đã từng xem tranh.

0f3f88b13_hinh_anh_7.jpg
Không gian Triển lãm “Ở cuối hàng”

Ở đây, Nguyễn Trọng Minh đã nhân bản nhân vật của mình để hướng đến tinh thần Nhân văn sâu sắc. Đó là những phản ánh chân thật về những hạn chế trong giáo dục ở nước ta – tạo ra những con người máy móc, giống nhau. Những vết dập màu đen in trên áo, trên quần của những người học trò như những dấu vết của sự “cá biệt”. Nó như nói lên một điều rằng sự phân biệt, kỳ thị vẫn đang hiện hữu. Và qua đây tác giả muốn thể hiện những mong muốn, hy vọng về những đổi mới trong nền giáo dục hiện nay.

Với tài năng hội họa, Nguyễn Trọng Minh đã chạm khắc lên những tác phẩm của mình những giá trị hiện thực và thổi hồn cho những giá trị nhân văn sâu sắc bằng phong cách thực sự gần gũi nhưng vẫn rất riêng của mình. Có lẽ vì thế mà “Ở cuối hàng” là một Triển lãm thực sự “thời sự” và mang nhiều trăn trở .      
   
Lê Loan
Lớp Báo mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN