“Truân chuyên nghiệp báo”: Nhớ một thời làm báo trong bom đạ

(Sóng trẻ) – Hồi ký là những câu chuyện làm báo giữa chiến trường miền Nam của nhà báo – chiến sĩ Lê Sỹ Hành (1940-2000). Với cách viết giản dị, gần gũi; kỷ niệm về chuyến hành quân gian khổ, những lần xông pha trận địa… được tái hiện lại sống động trong trang viết – mỗi một kỷ niệm lại gắn với những kinh nghiệm, suy tư xuyên suốt cuộc đời làm báo của tác giả. 

“Truân chuyên nghiệp báo” là cuốn hồi ký của nhà báo – chiến sĩ Lê Sỹ Hành, tập trung kể về thời gian tác giả hoạt động báo chí ở mặt trận phía Nam (tính từ năm 1965). Tác phẩm ký được chia ra thành nhiều câu chuyện nhỏ; mỗi câu chuyện là một kỷ niệm đáng nhớ, thể hiện sát thực đời sống của một phóng viên chiến tranh – với những gian khó rất khác so với thời hiện đại, với những yêu cầu và điều kiện làm việc đặc thù.  

Đọc “Truân chuyên nghiệp báo” để nhận ra rằng những nguyên tắc của báo chí được chiêm nghiệm ngay từ những điều kề cận trong cuộc sống. Hồi ký gợi lại một thời chiến tranh gian khổ. Nhưng càng ở trong gian khó, quyết tâm của nhà báo cách mạng lại càng được nêu cao. Nhà báo trở thành người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, thực sự sát cánh cùng với bộ đội trên chiến trường, cất lên tiếng nói tinh thần thúc giục lòng quân dân.

Viết về sự cứng rắn của một nhà báo – chiến sĩ, tác giả tự nhiên bộc lộ: “Tôi sẵn sàng biếu anh Hoài Giao một bao thuốc lá Điện Biên và gói chè Ba Đình. Hai thứ này anh đều nghiện nên anh rất thích. Hồi ở cùng anh, chúng tôi chỉ dám hút thuốc lá Trường Sơn và uống chè lạng. Là nhà văn, trái tim anh nhạy cảm, nên anh quá xúc động trước những cảnh hy sinh, còn tôi, đang rèn luyện để thành nhá báo, mà nhà báo là cán bộ chính trị, nên thường cứng rắn hoặc phải tỏ ra cứng rắn hơn!”.

1186565cc_20140811_215900.jpg

Thời đó, miền Bắc là hậu phương lớn, tích cóp chắt chiu sức người sức của gửi vào tiền tuyến lớn là miền Nam. Trên quãng đường hành quân vất vả: “… có người do quá nặng đã đổ bớt gạo xuống đường; Đặng Chức đầu têu đem dép ra nhóm bếp, nhưng khi phê bình thế là lãng phí thì Chức nói một câu càng ngẫm càng thấy đúng: ‘bản chất chiến tranh là lãng phí’”. Trong hoàn cảnh khó khăn, Lê Sỹ Hành vừa đi vừa suy tư về những điều đang xảy ra xung quanh mình: có nên vì hành quân dễ dàng hơn mà chặt bớt một cây, làm máy bay địch phát hiện ra đường tiến bước, để anh em tuyến sau chịu trận thả bom? Có nên vì balô nặng mà đổ bớt gạo – vốn là lương thực tính từng bữa để phát, là “ngọc thực” mà miền Bắc đang phải thắt lưng buộc bụng… Những ngẫm ngợi ấy sau này lần lượt hiện ra trong các trang viết của tác giả, dù cho chúng chưa từng được nói thành lời. Suy cho cùng, ở vào thời khắc khó khăn, cái quan trọng nhất vẫn là nghĩ được cho tập thể mà mỗi người tự vượt lên khỏi mình.   

Những người làm báo trong hoàn cảnh chiến tranh có nhất thiết phải chấp nhận nguy hiểm tương tự như những người lính để thực hiện nhiệm vụ của mình hay không? Nhà báo – chiến sĩ Lê Sỹ Hành đã từng bị phê bình vì có các hành động liều lĩnh, mà cấp trên cho rằng như vậy là vượt quá phạm vi trách nhiệm (cụ thể là nhà báo theo sát các chiến sĩ ra trận địa với mục tiêu “chụp cho được những tấm ảnh lính Mỹ chết gục trước mũi súng quân ta”). Dù thế, tác giả vẫn tin những gì mình đã làm là đúng, trích lời ông: “Trách nhiệm của tôi là đến cơ sở để làm báo, mà làm báo thì bao gồm cả đưa tin, chụp ảnh và viết bài. Đành rằng cứ ngồi lỳ ở sở chỉ huy, thậm chí có thể ở ngay hậu cứ, chờ trận đánh diễn ra xong, tìm gặp những người đã trực tiếp tham gia, hỏi lại, vẫn viết được bài; có khi lại viết được bài hay hơn cả người xông vào thực tế […] Nhưng những sự thật sinh động, trong những giây phút lịch sử có một không hai, lại khó có thể dàn dựng lại. Nếu có, sự thật sinh động của cuộc sống ấy cũng khó bảo đảm tính chính xác của báo chí. Vì vậy, nhà báo khi làm nhiệm vụ phản ánh thực tế, là người phải luôn có mặt ở những mũi nhọn, điểm nóng của cuộc sống, và chỉ có ở đó, nhà báo, bằng kinh nghiệm, kiến thức và lòng say mê nghề nghiệp, bằng trách nhiệm với lịch sử và bạn đọc, mới ghi lại được những điều chân thật trong những giờ phút lịch sử không thể lặp lại, mới có được những bằng chứng giúp ích cho xã hội”.

Ở những trang cuối cùng của hồi ký, Lê Sỹ Hành đã viết: “Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nghiệp báo vẫn theo tôi bước tiếp”. Ông chỉ ra khó khăn của làm báo thời kỳ đổi mới khác biệt rất nhiều so với gian truân của nghiệp báo thời chiến trận, mà tất cả đều qui về một từ “khắc nghiệt”. Khắc nghiệt trong xử lý thông tin, khắc nghiệt trong cạnh tranh, khắc nghiệt của “sự nhìn nhận trái chiều về một vấn đề cụ thể - như những quan niệm về đạo đức, nhiều khi không lấy tinh thần trách nhiệm, lòng trung thực… mà lại lấy đồng tiền làm đối trọng của đạo đức, lấy lớp sơn hào nhoáng bên nài che phủ mưu ma chước quỷ bên trong; cái thật lẫn với cái giả, cái ngay lẫn với cái gian!...”. Nhưng ngay cả khi nhận ra những mảng màu tối, ông vẫn không dừng lại. Bởi đối với một người làm hoạt động sáng tạo, những hoàn cảnh mới sẽ tạo ra những suy nghĩ mới. Ngòi bút của ông lại tiếp tục, hòa vào dòng chảy của đất nước đi lên, lại bật dậy, viết về quê hương, tạo ra những trang viết hữu ích cho mọi người.

Vũ Hạnh Dung
Báo mạng K32

Tên sách: Truân chuyên nghiệp báo
Tác giả: Lê Sỹ Hành
NXB Thanh niên
Năm xuất bản: 2000
Số trang: 344 (không kể bìa)
Khổ: 13x19cm
Giá bìa: 30.000 đồng

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN