Tư duy phản biện có thực sự bị cản trở bởi “Tiên học lễ, hậu học văn”?

(Sóng trẻ) - “Tiên học lễ, hậu học văn” đã trở thành nét đẹp vốn có trong văn hóa học đường tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong Hội thảo “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”, GS. Trần Ngọc Thêm đã đề xuất chấm dứt khẩu hiệu này trong giáo dục.

Ngày 21/11 vừa qua, tại hội thảo giáo dục với chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo" , GS Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM - đưa ra đề nghị chấm dứt dùng khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” để thúc đẩy tư duy phản biện. 

Tư duy phản biện không bị giới hạn bởi “Tiên học lễ, hậu học văn”

Sau khi ý kiến được nêu ra đã có rất nhiều luồng ý kiến cho rằng “lễ” trong câu trên là lễ nghĩa, là sự kính trọng đối với bề trên, thế hệ trước. Việc giữ gìn và phát huy truyền thống này là một điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên việc đề cao chữ “lễ”, đề cao vai trò của người thầy, của đáp án liệu có thực sự cản trở tư duy phản biện không?


Tại buổi hội thảo "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo" do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức , GS Trần Ngọc Thêm đề xuất: "Cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm, không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như "con ngoan trò giỏi" (ngoan theo nghĩa ‘dễ bảo, vâng lời’, giỏi theo nghĩa ‘thuộc bài’). Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo".

GS Trần Ngọc Thêm cũng nhấn mạnh: "Chừng nào còn đề cao chữ "lễ" để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển".

z2997661093203_de369eb72aad177ff1e953011987ead1.jpg
Giáo sư Trần Ngọc Thêm - Nguồn: Internet

Tư duy phản biện là khả năng lập luận, suy luận, đưa ra và bảo vệ quan điểm mà cá nhân cho là đúng. Ngày nay, khả năng tư duy này được đề cao nhằm thúc đẩy lối suy nghĩ mới, đột phá mới trong mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ.

“Lễ” trong câu trên không hướng tới sự yếu đuối, chủ động trong con người, mà nhằm đưa ra lối sống đối với một cá nhân là ngoài việc biết đưa ra những góc nhìn, quan điểm cá nhân thì còn phải biết giữ gìn lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế trong mọi tình huống của cuộc sống; là thái độ đối với bề trên, bề dưới, đối với gia đình, xã hội và nghề nghiệp.

Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc sống, nhịp sống của giới trẻ đã có sự phân hóa, thay đổi và chịu tác động từ nhiều khía cạnh khác nhau dẫn đến các vấn đề về suy nghĩ, lối sống, đạo đức, nhân cách con người. 

Về vấn đề này, bạn Đỗ Tiến Khải chia sẻ rằng: “Theo tôi, câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” không tạo ra những con người thụ động, ít tư duy phản biện, bởi thực tế do nhiều nguyên nhân khác như chương trình học, phương pháp dạy học, bệnh thành tích...

Thực tế,đã có rất nhiều câu chuyện về chữ “Lễ”, về tinh thần “tôn sư trọng đạo” gây cho người đọc nhiều cảm xúc, suy nghĩ…

Chữ “lễ” tạo nên nhân cách con người. Bởi vậy, đừng lấy tư duy phản biện, hay nhân danh gì khác mà đòi bỏ câu khẩu hiệu này.”

Cũng giống như bạn đọc Tiến Khải, nhiều người cho rằng khẩu hiệu này không hề cản trở tư duy phản biện của giới trẻ.

Bạn đọc Phạm Ngân Hà chia sẻ: “Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” không hề gây cản trở đến sự phát triển của tư duy phản biện, khai mở sự sáng tạo mà ngược lại còn góp phần hỗ trợ và nâng đỡ về tinh thần, đạo đức, lối sống, giúp học sinh vững vàng hơn trong quá trình tiếp nhận tri thức.” 

“Muốn học sinh có tư duy phản biện, biết cách làm chủ tri thức, không phải là bỏ đi câu khẩu hiệu này mà hãy suy nghĩ về những phương pháp giáo dục truyền thống chưa đúng, còn lạc hậu nên đừng đánh đồng và phủ nhận hoàn toàn những giá trị cốt lõi tốt đẹp.”

“Tiên học lễ, hậu học văn” chính là văn hóa giáo dục

Tiếp nhận từ nhiều luồng ý kiến khác nhau, có thể thấy vấn đề đạo đức học đường lại một lần nữa được nhấn mạnh. 

Chia sẻ về đề xuất này, nhà văn trẻ Quách Lê Anh Khang bày tỏ: “Học chữ nghĩa có thể giúp ta thành tài, thành công, nhưng  học lễ nghĩa sẽ giúp ta thành nhân tử tế. Với tôi, trong xã hội gấp gáp ngày nay, làm người thành công thì dễ chứ làm người tử tế thì khó vô cùng. Sự chủ động và tư duy phản biện của người trẻ không phụ thuộc vào chuyện “Tiên học lễ, hậu học văn” nên xin đừng đánh đồng vấn đề này".

z2997661089817_4d6f3fd2b2899a8700effb2dec92bc50.jpg
Tiên học lễ, hậu học văn chính là văn hóa giáo dục - Nguồn: Internet

 

Cùng quan điểm trên, bạn đọc Phương Ngân khẳng định: “Cần giữ gìn và lan tỏa câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn!”"

“Những năm gần đây ngành giáo dục có những thay đổi khi hướng việc dạy và học lấy học trò làm trung tâm. Có rất nhiều học sinh, sinh viên có kết quả học tập đáng nể, tạo dựng được sự nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường…Tất cả những điều đó là màu sắc tươi sáng mà chúng ta phải nhìn nhận. Thế nhưng, ngành giáo dục vẫn còn nhiều vấn đề nan giải và tiêu cực khác mà chúng ta cần chỉ ra và khắc phục hoàn toàn như: Bạo lực học đường, bệnh thành tích, gian dối trong thi cử và không tôn trọng giáo viên. Vậy nên, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ở trong môi trường giáo dục cần phải được giữ gìn và lan tỏa hơn nửa để giáo dục nước nhà ngày một tươi sáng hơn". - Ngân chia sẻ thêm.

Đối với một đất nước, vùng lãnh thổ, đất nước chỉnh là nền tảng để xây dựng và phát triển trên mọi khía cạnh, đặc biệt là giáo dục. Còn đối với mỗi con người thì đạo đức chính là “cái nôi” để hình thành, tạo nên một cá nhân chuẩn mực, một công dân chân chính.

Tại Việt Nam, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đã dần trở thành một truyền thống, khuôn mẫu cho mọi thế hệ học sinh, sinh viên dựa vào đó để học tập, rèn luyện, đem lại người hiền tài cho quốc gia, dân tộc.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN