Những điểm mới trong công tác thi THPT Quốc gia và tuyển sinh vào ĐH, CĐ 2017

(Sóng trẻ) – Trong kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh vào ĐH, CĐ 2017 có nhiều điểm mới mà học sinh và các giáo viên cần nắm bắt kịp thời.

Sáng 17/3, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị Triển khai công tác thi THPT Quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017.

Tại hội nghị, đại biểu từ các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội được phổ biến những điểm mới đáng lưu ý trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Theo đó, tất cả các bài thi thi theo hình thức trắc nghiệm, nại trừ bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.

5dd9738e5__mg_5978.jpg
Đại diện các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội tham dự hội nghị.

Ông Bùi Quang Thái – Phó trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng, Sở Giáo dục và  Đào tạo Hà Nội lưu ý: “Các thí sinh có thể chọn cả 2 bài thi tổ hợp. Điểm bài thi tổ hợp nào không có môn thi thành phần bị điểm liệt và điểm thi cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT. Như vậy là tính lợi cho học sinh.” 

Với bài thi Nại ngữ, thí sinh được lựa chọn một trong các thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật. Thí sinh được đăng kí thi tiếng Nại ngữ khác với tiếng Nại ngữ đang học ở trường phổ thông. Thí sinh GDTX có thể đăng kí thi Nại ngữ để xét điểm thi ĐH, CĐ. 

Về việc đăng ký dự thi, các trường phổ thông tiếp nhận hồ sơ ĐKDT của các thí sinh chưa tốt nghiệp THPT. Các phòng GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ của tất cả thí sinh đã đỗ tốt nghiệp THPT.

Tổ chức ĐKDT vào 2 đợt: Từ 1/4 – 20/4/2017, các thí sinh phải đăng ký dự thi để cung cấp thông tin cá nhân, các bài thi/môn ĐKDT và nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ. Từ 2/5 – 24/5/2017 phải đăng ký xét công nhận tốt nghiệp để cung cấp thông tin kết quả học tập, hạnh kiểm lớp 12. 

Đối với thí sinh tự do dự thi để xét công nhận tốt nghiệp, học theo chương trình nào phải đăng ký thi theo chương trình đó. Ví dụ, học chương trình THPT phải đăng ký theo chương trình THPT, không được đăng ký theo chương trình GDTX.

Thí sinh tự do đã dự thi đủ tất cả các môn thi năm trong học 2016 nhưng chưa tốt nghiệp THPT, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, có bài thi hoặc môn thi thành phần nào có điểm 5 trở lên thì được bảo lưu điểm bài thi, môn thi thành phần đó. 

5dd9738e5_1a.jpg
Ông Bùi Quang Thái – Phó trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng, Sở Giáo dục và  Đào tạo Hà Nội triển khai hướng dẫn thi THPT quốc gia.

Về thắc mắc nếu thí sinh muốn thi môn đã được bảo lưu điểm để lấy điểm xét tuyển ĐH, CĐ, ông Bùi Quang Thái giải thích rõ: “Thí sinh đăng ký sử dụng kết quả điểm bảo lưu của năm học 2016 được quyền đăng ký dự thi bài thi/môn thi thành phần có điểm bảo lưu để lấy điểm xét tuyển vào ĐH, CĐ. Điểm bảo lưu được dùng để xét tốt nghiệp THPT, điểm thi thực tế được dùng để xét tuyển sinh ĐH,CĐ.”

Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận không vi phạm pháp luật.

Về đăng ký xét tuyển đại học, trong phiếu ĐKDT, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH hệ chính quy, các trường CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên đồng thời với ĐKDT, trên cùng một phiếu ĐKDT.

Năm nay không hạn chế số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Các nguyện vọng ĐKXT ghi trên cùng 1 phiếu ĐKDT và được xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống.

5dd9738e5_2.jpg
Ông Nguyễn Hữu Độ - giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh việc tuyên truyền, giới thiệu quy chế thi và tổ chức thi đến các học sinh và giáo viên.

Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển 1lần sau khi có điểm kết quả thi THPT Quốc gia. Nếu sử dụng phương thức trực tuyến, thí sinh chỉ được đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT). Nếu sự dụng phương thức điều chỉnh bằng Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT, thí sinh được tăng thêm số lượng nguyện vọng ĐKXT và phải nộp trực tiếp tại nơi ĐKDT, đồng thời phải nộp bổ sung lệ phí xét tuyển theo quy định.

Đối với các thí sinh đăng ký dự xét tuyển vào các trường công an, quân đội phải qua sơ tuyển và phải ghi vào nguyện vọng 1 (nguyện vọng ưu tiên cao nhất).

Huyen Vu

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN