Tục ăn trầu-Nét đẹp văn hóa Việt

(Sóng trẻ) - Trong đời sống tinh thần của người Việt, ăn trầu không đơn thuần là một thói quen, tập tục, mà còn là yếu tố cấu thành những giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau như đồ sính lễ nhất thiết không thể thiếu trong cưới hỏi, lấy vợ lấy chồng, giao tiếp, ứng xử. 

Nếp cũ ngàn xưa

Ở Việt Nam, tương truyền, tục ăn trầu cau (tục ăn trầu) có từ thời Hùng Vương, gắn liền với truyền thuyết về “Sự tích trầu cau”, kể về tình cảm vợ chồng thủy chung, anh em gắn bó vượt non, vượt suối tìm nhau và cùng hóa thành cây cau, dây trầu, tảng đá quấn quýt bên nhau. 

488c2a3f6_nh_1_1.jpg

Trầu cau là đầu trò của giao tiếp, ứng xử, là sự khởi đầu, khơi mở tình cảm, giúp người với người trở nên gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Trầu cau là lễ vật khởi đầu trong các nghi lễ truyền thống quan trọng như cưới hỏi, tế tự, tang ma, táng tục... Trầu cau là biểu tượng của tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng, anh em, gia đình, hạnh phúc. Tục ăn trầu phổ biến ở mọi tầng lớp, từ dân gian tới cung đình, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống.

Đến đời sống ngày nay…

Ngày nay, trong nghi lễ cưới hỏi luôn có buồng cau, lá trầu. Người ta chọn buồng cau to đẹp, lá trầu xanh tươi để làm lễ vật cầu hôn. Thậm chí có những nơi Lễ hỏi còn được gọi là “Lễ bỏ trầu cau”. Trầu cau tượng trưng cho giao ước giữa hai họ, biểu trưng cho một tình yêu son sắt, cuộc sống vợ chồng gắn bó, thủy chung.

Trong ứng xử giao tiếp, “miếng trầu là đầu câu chuyện”, mời trầu đồng nghĩa với sự chào hỏi lịch sự, ý nhị như câu hát quan họ quen thuộc:

“Ăn một miếng trầu gặp đây ăn một miếng trầu
Không ăn cầm lấy, không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng
Trầu này, trầu tính trầu tình
Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta…”

Tại Hội Lim, tỉnh Bắc Ninh hàng năm, các liền chị quan họ vẫn mang lời ca, tiếng hát và những miếng trầu độc đáo đến với du khách trẩy hội. Tục mời trầu trở thành nghi lễ, nét văn hóa không thể thiếu tại lễ hội này. 

Hình ảnh cây cau, giàn trầu đã trở nên quen thuộc đối với làng quê trên khắp đất nước Việt Nam. Tại đất Bắc, nài Hội Lim, người ta còn thấy cảnh rộn ràng cau xếp thành từng buồng lớp trên, lớp dưới mỗi khi vào mùa, theo từng đoàn xe nối đuôi nhau tỏa đi khắp nơi ở thôn cau Cao Nhân, xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hay về xứ Đoài, làng Phú Lễ, xã Lâm Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, từ trong nhà ra nài ngõ, từ đi làm đồng đến ngồi quán sân đình cũng đều có đĩa trầu, bình vôi.

488c2a3f6_nh_2.jpg

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, do nhịp sống hối hả thời hiện đại, tục ăn trầu đang dần bị mai một trong đời sống hàng ngày. Thói quen ăn trầu hầu như chỉ còn tồn tại trong thế hệ người cao tuổi, chủ yếu ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trầu cau vẫn giữ vai trò là lễ vật không thể thiếu trong lễ hội, nghi lễ truyến thống như cúng tế, cưới hỏi, giỗ chạp… 

Đồng thời, những nét đẹp của văn hóa trầu cau ở Việt Nam vẫn mãi lắng đọng sâu đậm trong văn học dân gian, ca dao, dân ca, ghi dấu trong thơ nhạc, phim ảnh hiện đại… Những giá trị truyền thống tốt đẹp này cần phải được bảo tồn nhằm bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tình cảm người Việt Nam, để người Việt Nam biết sống theo triết lý tình nghĩa trầu cau. Trầu cau, một giá trị đẹp, một văn hóa ứng xử tình nghĩa trước sau, một triết lý nhân sinh nồng hậu, thắm đượm tình người. Trầu cau sẽ mãi là văn hóa, là vật thiêng, sẽ không thể thiếu vắng cho dù cuộc sống rồi có phát triển đến đâu.

"Bồng em mà bỏ vô nôi,
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu,
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu,
Mua cau Bát Nhị, mua trầu Hội An"
                                                                                  Hoàng Cảnh
Truyền hình.32A1
Ảnh: Internet

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN