Văn hóa mai mối tại Ấn Độ gây nhiều tranh cãi

(Sóng trẻ) - Một chương trình mới của Netflix mang tên Indian Matchmaking (Mai mối Ấn Độ) về người mai mối phục vụ nhu cầu kén dâu/rể của bậc cha mẹ đã gây ra một cuộc tranh luận dữ dội về các cuộc hôn nhân sắp đặt ở nước này.

Series trò chơi gồm tám phần của Ấn Độ xuất hiện trên Netflix vào giữa tháng 7 và hiện là một trong những chương trình Ấn Độ được xếp hạng hàng đầu. Chương trình có sự góp mặt của Sima Taparia, một người mai mối nài đời thực đến từ Mumbai, cũng là người cung cấp dịch vụ mai mối của mình cho các gia đình ở Ấn Độ và nước nài.

9d42331cb_screenshot_152.png

Đám cưới bước ra từ chương trình Indian Matchmaking của Ấn Độ

Được biết, các cuộc hôn nhân sắp đặt ở Ấn Độ là thành quả từ nỗ lực của các bậc cha mẹ để tìm ra một người phù hợp cho con cái mình. Chương trình đã trở thành một chủ đề của memes và truyện cười để chỉ trích về cách các chàng trai, cô gái và cha mẹ của họ kén chọn. Họ dường như có cả một danh sách dài các yêu cầu xoay quanh các yếu tố như đẳng cấp, chiều cao hoặc màu da.

Được quay hình bởi đạo diễn được đề cử giải Oscar Smriti Mundhra, chương trình tập trung vào người mai mối Taparia, người sẽ đến thăm nhà của những gia đình cần sự giúp đỡ. Sau khi nghe yêu cầu của họ, cô sẽ trình bày sơ yếu lý lịch của các đối tượng tiềm năng và sau đó sắp xếp cho các cuộc xem mắt. 

9d42331cb_screenshot_153.png

Cuộc hẹn được lên lịch sẵn bởi bà mối

Trong chương trình, bà mối Taparia đề cập đến một số khách hàng giàu có của cô và giới thiệu cho các cô gái. Trong tập đầu tiên có tựa đề “Slim, Trim và giáo dục”, một bà mẹ Ấn Độ chia sẻ với Taparia rằng con trai bà nhận được rất nhiều lời ngỏ ý nhưng trong hầu hết các trường hợp, những cô gái đó đều có nền tảng giáo dục hoặc chiều cao không lý tưởng.

Bà mối Taparia chia sẻ: “Nếu bạn muốn dâu/rể tương lai là một người thông minh, hướng nại, cao ráo ... Hãy trở thành một người mẹ có thể xen vào sự lựa chọn của con. Nếu là tôi, tôi thậm chí sẽ không xem xét đến một cô gái có chiều cao dưới 1m60”.

“Chương trình truyền hình đã thể hiện rất rõ các gia đình Ấn Độ cổ hủ đến thế nào. Trong đó chủ nghĩa phân biệt giới tính, chủ nghĩa đẳng cấp và chủ nghĩa giai cấp đã ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm bạn đời”, người dùng Twitter Maunika wardhan bày tỏ.

Hàng ngàn bài đăng trên Twitter và Instagram cũng lặp lại quan điểm đó: “Chương trình chỉ đơn giản là một tấm gương phản chiếu xã hội xấu xí mà chúng ta đang là một phần của nó mà thôi” - V Vakaaka George, một người dùng Twitter khác đã viết.

Nói một cách thẳng thắn, sự ghét bỏ đối với chương trình này là sự khó hiểu, đòi hỏi cao của các chàng trai, cô gái. Nó cũng cho thấy văn hóa mai mối của Ấn Độ đang trên đường trở thành một hiện tượng được đông đảo giới trẻ ủng hộ và làm theo.

Ngọc Huyền (Theo REUTERS)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN