Vì sao điệp khúc đào lên, lấp xuống vỉa hè sẽ diễn ra dịp cuối năm?

(Sóng trẻ) - Cứ đến dịp cuối năm, “điệp khúc” đào xới vỉa hè thay đá lát ở Hà Nội lại tiếp tục diễn ra. Nhiều người thắc mắc, việc đào đường này dựa trên cơ sở nào, tại sao không làm trong thời gian khác trong năm mà chỉ tập trung vào cuối năm?

Mùa “lát đá” vỉa hè

Những ngày nay, không khó bắt gặp cảnh từng tốp công nhân đào xới, lát lại đá vỉa hè trên nhiều tuyến đường nội đô Hà Nội.

Tuyến vỉa hè ngổn ngang vật liệu, dụng cụ, phương tiện thi công. (Ảnh: Hoàng Huyền)
Tuyến vỉa hè ngổn ngang vật liệu, dụng cụ, phương tiện thi công. (Ảnh: Hoàng Huyền)

Ghi nhận tại đường Giảng Võ (quận Ba Đình) nhiều đoạn vỉa hè đang bị đào xới, tập kết ngổn ngang vật liệu xây dựng để lát đá. Tại đường Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa) và đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) cũng chịu chung cảnh ngộ. Những lớp vỉa hè bằng gạch cũ có độ bền 50 - 70 năm nhưng sau hơn 2 năm sử dụng lại được bóc ra thay thế bằng loại gạch mới.

Các công nhân đang gấp rút xây dựng để kịp dự án. (Ảnh: Hoàng Huyền)
Các công nhân đang gấp rút xây dựng để kịp dự án. (Ảnh: Hoàng Huyền)

Việc thi công gây nhiều cản trở cho cuộc sống dân cư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và mỹ quan đô thị. Theo người dân, việc trải lại thảm đường, lát đá lại khiến vỉa hè và lòng đường khang trang hơn.

Tuy nhiên, các đơn vị thi công nên làm gọn gàng từng đoạn đường chứ không nên “bày” dọc cả tuyến phố. Bên cạnh đó, việc duy tu, sửa chữa cần cân đối lại thời gian thi công trong năm chứ không nhất thiết phải “chạy đua giải ngân” cuối năm.

“Sáng nào đi làm cũng bị tắc ở điểm Giảng Võ, có hôm trễ cả giờ làm. Đã vào đây rồi thì không đi lối nào khác được vì đường đang sửa chữa”, anh Nguyễn Văn Cương - người làm việc trên đường Giảng Võ bức xúc.

Chạy giải ngân...

Công tác chỉnh trang vỉa hè của TP Hà Nội nhằm tạo diện mạo khang trang, sạch đẹp lại thường xuyên diễn ra vào dịp cuối năm. (Ảnh: Hoàng Huyền)
Công tác chỉnh trang vỉa hè của TP Hà Nội nhằm tạo diện mạo khang trang, sạch đẹp lại thường xuyên diễn ra vào dịp cuối năm. (Ảnh: Hoàng Huyền)

Lý giải vì sao tới cuối năm còn cấp phép ồ ạt cho các công trình, ông Nguyễn Đức Giang –ban Quản lý duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, các công trình chủ yếu thuộc quản lý của quận, huyện và được xây dựng kế hoạch, đăng ký vốn, báo cáo về UBND TP Hà Nội từ đầu năm. Tuy nhiên các thủ tục dự toán, đấu thầu và đặc biệt là giải ngân vốn diễn ra rất chậm.

“Thông thường, các dự án được duyệt từ đầu năm nhưng phải đến quý 3, quý 4 mới được cấp vốn để thi công. Mặt khác, thời gian trình dự án để được phê duyệt cấp phép thi công phụ thuộc vào chủ đầu tư, cơ quan quản lý dù biết phiền cho người dân nhưng cũng không làm khác được”, ông Giang nói.

Nhiều công trường tu sửa, tân trang vỉa hè ngổn ngang gạch đá. (Ảnh: Hoàng Huyền)
Nhiều công trường tu sửa, tân trang vỉa hè ngổn ngang gạch đá. (Ảnh: Hoàng Huyền)

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam - nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng:

“Một trong những nguyên nhân khiến vỉa hè bị xuống cấp là do các phương tiện giao thông thường xuyên di chuyển lên trên hoặc vỉa hè được quy hoạch, tận dụng thành các điểm trông giữ xe. Trong khi đó, loại đá được sử dụng là đá khối rồi xẻ ra thành từng viên hoặc làm giả nên “tuổi thọ” của đá sẽ ngắn”, ông Nghiêm nói.

Từng mét vuông vỉa hè được tận dụng làm mọi việc, ngoại trừ dành cho người đi bộ. (Ảnh: Hoàng Huyền)
Từng mét vuông vỉa hè được tận dụng làm mọi việc, ngoại trừ dành cho người đi bộ. (Ảnh: Hoàng Huyền)

Cũng theo ông Nghiêm, vỉa hè thường tập trung nhiều đường ống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có cả dây thông tin, cấp điện, cấp nước, thoát nước. Khu vực khi thi công không chú trọng đến điều kiện đặc thù này nên không có giải pháp thích ứng với từng đoạn hè phố cụ thể.

Những rễ cây lớn vẫn cứ để nguyên và tạo ra một lớp bê tông nên gây ra vỡ, lún vỉa hè. (Ảnh: Hoàng Huyền)
Những rễ cây lớn vẫn cứ để nguyên và tạo ra một lớp bê tông nên gây ra vỡ, lún vỉa hè. (Ảnh: Hoàng Huyền)

Từ năm 2016, Thủ đô ban hành quy định mới về cải tạo hè phố. Trong đó, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020, vỉa hè của hơn 900 tuyến đường tại 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững với tuổi thọ lên đến 70 năm.

Vỉa hè được lát bằng đá tự nhiên có kết cấu bền vững, có tuổi thọ sử dụng 50-70 năm theo chủ trương và chỉ đạo của Thành phố. (Ảnh: Hoàng Huyền)
Vỉa hè được lát bằng đá tự nhiên có kết cấu bền vững, có tuổi thọ sử dụng 50-70 năm theo chủ trương và chỉ đạo của Thành phố. (Ảnh: Hoàng Huyền)

Tuy nhiên cho đến nay mới chỉ có khoảng 225 tuyến phố được lát đá, tập trung ở một số quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, còn lại đa số lát bằng gạch block.

Vỉa hè được lát bằng đá tự nhiên có kết cấu bền vững, có tuổi thọ sử dụng 50-70 năm theo chủ trương và chỉ đạo của Thành phố. (Ảnh: Hoàng Huyền)
Vỉa hè được lát bằng đá tự nhiên có kết cấu bền vững, có tuổi thọ sử dụng 50-70 năm theo chủ trương và chỉ đạo của Thành phố. (Ảnh: Hoàng Huyền)

Đáng nói là có nhiều nơi mới lát được thời gian ngắn, vỉa hè đã hỏng nghiêm trọng. Những vỉa hè “vĩnh cửu” của năm ngoái, năm nay lại bị đào lên, vật liệu xây dựng ngổn ngang, người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Còn đá thì không biết cầm cự đến bao giờ lại thay mới.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN