Vòng quanh thế giới tìm hiểu về… Gà

(Sóng Trẻ) - Không chỉ riêng Việt Nam, từ xa xưa các nước trên thế giới đã có cho riêng mình những ý niệm độc đáo, khác biệt, mang màu sắc tâm linh, dân tộc, lịch sử, kinh tế, thể thao…

Hy Lạp

Người Hy Lạp dùng thuật ngữ "chim Ba Tư" để chỉ gà trống và coi đây là con vật linh tượng trưng của thần Ares, Heraclesvà Athena. Họ tin rằng ngay đến sư tử cũng còn sợ gà trống và không dùng gà trống làm vật tế lễ.

La Mã

Gà trống choai thường hộ tống thần Mercury – thần chịu trách nhiệm đưa các linh hồn người chết về thế giới bên kia. Người La Mã dùng gà để bói bằng cách: Mở lồng và cho gà ăn hạt đậu hoặc bánh ngọt. Nếu gà trong lồng gây ra tiếng động, đập cánh hoặc bay ra khỏi lồng thì đó là điềm xấu, còn gà ăn ngấu nghiến thì là điềm tốt.

Do Thái

Buổi chiều trước ngày sám hối Yom Kippur, trong nghi thức kapparos, gà hoặc cá dùng để hiến tế với ý nghĩa mang đi mọi tội lỗi của người làm lễ. Sách Talmud có nói đến việc học hỏi "tính lịch thiệp đối với bạn đời" từ gà trống: khi gà trống tìm thấy thứ gì ăn được, nó sẽ gọi các gà mái đến ăn trước. 

Trong kinh Tân Ước, Giê-su đã tiên đoán sự phản bội của Thánh Phêrô: "Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần” - lời tiên tri đó hoàn toàn đúng và gà trống trở thành biểu tượng của sự cảnh giác và sự phản bội. Gà trống cũng đóng vai trò là hiện thân của Giê-su. Vào thế kỷ VI, gà trống là biểu tượng của Kitô giáo và đến thế kỷ IX, hình tượng gà trống được đặt lên tất cả các gác chuông nhà thờ.

db8781293_1.jpg
Hình ảnh gà trống xuất hiện trên đỉnh các gác chuông nhà thờ từ thế kỉ IX

Pháp

Từ “Gallus” theo chữ Latinh vừa có ý nghĩa là “Gà trống” vừa là “người Gaulois” (người Gô – loa). Vào thời trung đại Pháp, gà trống Gallic là một biểu tượng tôn giáo, tượng trưng cho niềm tin và hạnh phúc. Trong thời kỳ Phục hưng, với cái mào đỏ rực rỡ cùng chiếc đuôi dài, cong vút màu xanh đen, vẻ đẹp oai vệ của gà trống đã trở thành biểu tượng cho người Pháp. Hình ảnh gà trống được đặt trên cánh cổng sắt của điện Elysées, bảo tàng Lourve, điện Versailles. 

db8781293_2.jpg
Đội tuyển bóng đá Pháp được người hâm mộ thế giới gọi là những chú gà trống thành Tơ - roa

Trong truyện cổ tích Trung Âu, người ta tin quỷ dữ sẽ chạy trốn khi nghe tiếng gáy đầu tiên của gà trống. Họ còn có thành ngữ “gà mái đẻ trứng vàng” nhằm chỉ những giá trị lớn bất ngờ, nằm nài mọi dự kiến.

Ấn Độ

Gà trống là hiện thân của năng lượng mặt trời, là vật hiệu của thần Skanda (thần chiến tranh). Nhà tiên tri Mohammad cho rằng “Trong những vật Thượng đế tạo ra, có mỗi gà trống là mào ở dưới Ngai Chúa, mông đạp đất hạ giới, cánh vỗ trong không trung”.

Trung Quốc

Gà là món dành riêng để kính dâng lên tổ tiên và thờ cúng thành hoàng, trừ những thần thánh ăn chay như Thích-ca-mâu-ni. Trong tiếng Hán, đại kê (gà trống) gần âm với chữ đại cát – quẻ bói may mắn đầu xuấn. Rắn thần được xem là nở ra từ trứng gà trống và sẽ chết khi nghe tiếng kêu của gà trống. Trong các đám cưới Khổng giáo, gà được dùng làm vật thế thân cho người nào bị bệnh hay vắng mặt (chẳng hạn bị chết bất ngờ) không dự được hôn lễ.

db8781293_3.1.jpg
Gà trống ngậm hoa là thức cúng phổ biến của người dân Trung Quốc, gần gũi với Việt Nam

Nhật Bản

Nữ Thần Mặt trời Amaterasu vì tức giận hành động ngang ngược của người em trai là Thần bão tố Susano nên đã lánh vào hang động, lấp kín cửa hang khiến dương gian chìm trong tăm tối. Trước tình cảnh đó, các vị thần bèn tìm cách để Nữ thần Mặt Trời rời khỏi hang động, mang ánh sáng ấm áp cho trần thế. Họ dùng những con gà trống giọng thật tốt thi nhau gáy để mời gọi Nữ thần Mặt trời. Tại đền thờ Shinto thường có những con gà có bộ mã rất đẹp, đi tự do trong khuôn viên. Tháng 11 khí hậu Nhật Bản lạnh hơn, nhu cầu dùng lửa tăng lên. Để phòng chống hỏa hoạn, dân gian Nhật Bản tổ chức lễ hội Gà trống “Tori no Ichi” tránh hỏa hoạn. Ngày nãy, lễ hội Gà Trống có ý nghĩa cầu bình an, ấm no, cảm tạ trời đất, thần linh đã giúp cho mùa màng bội thu.

db8781293_3.jpg
Hình ảnh trong lễ hội Gà Trống của Nhật Bản

Hàn Quốc

Trong lễ cưới ở Hàn Quốc, không thể thiếu một đôi gà được bọc bằng vải xanh và vải đỏ đặt ở bàn cưới. Hôn nhân cũng là một chặng đường mới của mỗi một người. Bởi vậy, gà trống với tiếng gáy vang xa báo hiệu một ngày mới, một khởi đầu mới tốt đẹp. Con gà mái hiền lành với niềm tin rằng gia đình sẽ đông con nhiều cháu. Gà trống cũng là họa tiết quen thuộc trên mái nhà của các cung điện cổ xưa.

Indonesia

Gà có vai trò quan trọng trong nghi lễ hỏa táng của đạo Hindu, được xem là đường nối cho linh hồn xấu xa. Trong buổi lễ, gà bị thắt chân để bảo đảm rằng mọi linh hồn xấu xuất hiện trong buổi lễ sẽ nhập vào gà thay vì nhập vào các thành viên trong gia đình tại đó. Sau lễ, người ta mang gà về nhà và nó lại tiếp tục cuộc sống bình thường. Họ còn giết gà Ayam Cemani để cúng tổ tiên, thần thánh trong lúc người phụ nữ lâm bồn. Tiếng gáy của gà Ayam Cemani đem lại thịnh vượng.

db8781293_4.jpg
Gà Ayam Cemani với bộ lông đen đặc trưng

Dù ở phương Đông hay phương Tây, Gà cũng mang những hình tượng cao quý, thiêng liêng, là sợi dây liên kết giữa thế giới thần linh, địa phủ và con người. Gà với dáng vẻ hùng dũng, oai phong và phẩm chất dũng cảm, biết nhường nhịn… đại diện cho tính cách tiêu biểu của một con người hoàn thiện.

Đỗ Diễm Hằng Minh
Báo in K35A1
(Tổng hợp)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN