Vụ bạo lực học đường: Xin hãy đứng về "phe nước mắt"

(Sóng trẻ) - Đáng buồn, cụm từ “hành xử thô bạo” không phải là đang nhắm vào những học sinh với nhau, mà là giữa thầy với trò. Câu chuyện hiếm thấy nhưng không còn mới nữa…

Gần đây dư luận đang xôn xao khi trên internet xuất hiện một đoạn clip ngắn được ghi lại bằng điện thoại di động cảnh một thầy giáo trẻ quát mắng, thẳng thay tát liên tiếp vào mặt một nam sinh mặc áo đen. 

Ngay sau đó, một học sinh khác tiến lại gần bục giảng cũng bị tát không thương tiếc. Bức xúc, nam sinh này xông đến đánh trả thầy. Người giáo viên bị dồn vào góc tường, lớp học trở nên nhốn nháo. 

Sự việc gây bức xúc này được xác định là xảy ra tại trường THPT Nguyễn Huệ (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Những bản kiểm điểm được lập ra cho cả thầy và trò, lời xin lỗi từ người thầy giáo trẻ sớm được đưa ra nhưng dấy lên trong cộng đồng là sự nghi ngờ về đạo đức nghề giáo cũng như cách hành xử của tuổi học trò.

3e705e7bd_anh1.jpg

Trường THPT Nguyễn Huệ, nơi xảy ra vụ việc

Thầy đã sai khi không kiềm chế được cơn nóng giận

Theo như lời của bà Huyền Trân – hiệu trưởng nhà trường, sự việc đã diễn ra được một thời gian rồi và nhà trường đã tạm thời xử lý và vẫn tiếp tục chờ quyết định từ sở Giáo Dục tỉnh Bình Định. 

Thầy giáo trẻ trong đoạn clip là thầy Anh Tuấn, là giáo viên hợp đồng của nhà trường từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014. Mới 23 tuổi, thầy Tuấn chỉ vừa tốt nghiệp sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy thực tế chưa có nhiều, lại phụ trách giảng dạy những học trò chỉ thua mình vài tuổi – các em thường có tâm lý thất thường vì đang trong giai đoạn phát triển thay đổi nhiều về mặt tâm lý – nên đã dẫn đến sự việc đáng tiếc xảy ra. 

Từ xưa tới nay, nghề giáo viên luôn là một nghề cao quý bởi để trờ thành một người thầy và xứng đáng với danh xưng này thì cần có trong mình cả trình độ lẫn tấm lòng, người giáo viên phải có phẩm hạnh tốt mới mong dạy dỗ trò nên người. 

Ở các trường đào tạo sư phạm, nài giúp các sinh viên trau dồi kiến thức sư phạm thì luôn đề cao kỹ năng sư phạm – cách hành xử đúng đắn chuẩn mực mà mỗi người khi trở thành một nhà giáo thì phải luôn tâm niệm, để giúp các học trò mình thành công cũng như thành nhân. 

Trong trường hợp của thầy Anh Tuấn, hẳn là do áp lực và thiếu bản lĩnh nên thầy đã “dùng” tới biệp pháp đòn roi để răn dạy các em – điều mà bất kì ai bình tĩnh suy nghĩ thấu đáo sẽ thấy là rất phản giáo dục, trong khi còn nhiều cách tiếp cận và xử lý “tinh tế” mà hiệu quả hơn nhiều. Thầy đã sai càng thêm sai khi hành động ấy là của một người được đào tạo bài bản về sư phạm, là cương vị người lớn để làm gương cho học trò mình soi vào học tập.

2e7735398_anh2.jpg

Đòn roi có phải là một phương pháp giáo dục cần thiết?

Học sinh phản kháng lại, đúng hay sai?

Nhớ lại những câu chuyện đi học ngày xưa của cha mẹ, thầy cô giáo hồi đó có uy lắm, học sinh vô cùng nể sợ. Chuyện bị phạt roi cũng coi như chuyện thường. Thời đại ngày nay khác xa rồi, những quan niệm về chuẩn đạo đức cũng dần thay đổi, việc thầy đánh trò đã trở thành một hành vi vô cùng đáng phê phán.

Phải nhận chân rằng: Cho dù học sinh có lỗi thì cái lỗi ấy cũng không thể lớn bằng thầy giáo. Các em còn trẻ người non dạ, chưa đủ bản lĩnh để kiềm chế hết cảm xúc của bản thân. Hơn nữa, qua clip cho thấy, các em đã bị "ngược đãi" trước. Hãy hỏi vì sao trong khi người lớn chưa có ý thức tôn trọng người trẻ thì lại luôn đòi hỏi giới trẻ phải tôn trọng lại mình. Chẳng phải chúng ta vẫn đang hô hào khẩu hiệu công bằng, bình đẳng, rút ngắn khoảng cách thế hệ đó sao?

Đã có nhiều ý kiến trái chiều đưa ra từ sau khi clip này được phán tán trên mạng, có người thương cảm cho người học sinh, có người lên tiếng nói là các em ấy đã có lỗi, vì trong bất cứ trường hợp nào, đánh lại thầy giáo là điều không thể và không được phép. 

Nhưng, đã ai nghĩ, phản ứng của em là một phản ứng hết sức tự nhiên của tuổi trẻ nhằm tự vệ cho chính bản thân mình. Đã ai nghĩ, một học sinh khi bị bức bách như thế nào mới dám cả gan chống lại thầy giáo. Chẳng phải kẻ ấy đã bị xỉ nhục vì những lời chửi bới của thầy, bị tra tấn thị giác khi phải chứng kiến bạn mình bị tát liên tiếp và chính mình cũng không thể thoát khỏi cảnh đòn roi. Hãy hỏi xem, khi giới trẻ lan truyền clip trên mạng, dụng ý của họ là gì? Là để bênh vực thầy giáo và chê bai người học sinh trẻ tuổi ư? 

Chuyện về cái clip kia thật ra chả có gì lạ. Đâu đó trong cuộc sống này, ắt hẳn nhiều trong số chúng ta đã từng bắt gặp những cảnh tương tự. Nhưng vì sao nó lại trở nên "nóng" như vậy, đơn giản là chưa ai "khui" những màn bạo lực ấy ra trước mắt công chúng, để cho giới truyền thông điên đảo đưa tin, kêu gọi ý kiến các chuyên gia vào cuộc...

Còn bao nhiêu những vụ  việc tương tự nữa chưa được biết đến, và khi không được biết đến, hình phạt và những phán xét định ra cho thầy và trò sẽ là như thế nào? Đó vẫn còn là một khúc mắc đáng để suy ngẫm.

Lời nhắn

Tâm hồn lứa tuổi học trò rất dễ xáo động, bất thường, nhạy cảm. Chỉ một hình phạt không đúng đắn nhất thời của giáo viên cũng sẽ đeo nặng tâm hồn học trò đến sau này. Thầy ơi, cho dù xã hội lúc này hay là nhân cách học sinh lúc này có thế nào đi nửa thấy củng là người ít nhiều tạo ra sự ảnh hưởng cho các em. Hãy cho các em những hình phạt để lại bài học, chứ không phải những hình phạt để lại nỗi đau.

Trường Giang
Lớp Báo in K32 A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN