Xin các cô giáo thương trẻ như thương con ruột mình!

LTS: Giải pháp do độc giả Dương Thị Nhung gửi về cho Sóng trẻ là nâng cao chất lượng giáo viên. Chỉ khi các thầy cô giáo thật sự coi những đứa trẻ như con ruột của mình thì mới có thể chấm dứt tình trạng bạo hành trẻ em khiến dư luận nhức nhối trong thời gian vừa qua.

Tát thẳng mặt, dùng bình xà bông nện vào đầu, thẳng chân đạp bụng hay kinh khủng hơn là lấy con dao sắc nhọn ra để dọa nạt những đứa trẻ 3-4 tuổi là những cử chỉ “quá đỗi thân thương” của những người được coi là “mẹ hiền” ở Mầm non Mầm Xanh (quận 12, TP Hồ Chí Minh) vẫn “đều đặn” thực hiện hàng ngày.

Chỉ vọn vẹn chưa đầy 7 phút từ đoạn clip mà phóng viên báo Tuổi trẻ ghi nhận, điều tra được từ cơ sở mầm non Mầm xanh có hành vi bạo hành trẻ em đã thật sự khiến tất cả dư luận đau xót, phẫn nộ. Đau lòng, xót xa khi nhìn thấy giọt nước mắt đau đớn của trẻ thơ lăn dài trên má lúc phải gánh chịu liên tiếp đòn roi, cái tát, cú đấm, ném vào tường… vô cảm đến mức nhẫn tâm từ những người cô giáo “thân thương”. Phẫn nỗ tột cùng khi cả 2 cô giáo Quỳnh và Đào cùng với bà hiệu trưởng chẳng cần bất cứ lí do gì cũng thẳng tay, thẳng chân đá, đánh đập những đứa trẻ chỉ bằng tuổi con, tuổi cháu mình. Lí do mà bà hiệu trưởng đưa ra để bao biện cho những hành vi tàn nhẫn của mình và giáo viên nghe chẳng thể “hợp lí” hơn, đó là do “ áp lực công việc”, là vì muốn “dạy dỗ” các cháu nên người.

03959f415_baohanhtreembixuphatnhuthenao600.png

Câu hỏi mà có lẽ nhiều người thắc mắc ở đây là “Tại sao mà những người vốn được gọi là “mẹ hiền” lại có thể vô cảm đánh đập trẻ như vậy?” Là do thiếu kỹ năng hay là sự “khiếm khuyết” ở tâm hồn, trái tim? Thiết nghĩ nếu thiếu kỹ năng thì có chăng các cô sẽ không chăm sóc bé được cẩn thận, vụng về khi dạy bảo trẻ mà thôi chứ không thể nào “xuống tay” một cách thô bạo lên thân thể của những đứa trẻ ngây thơ như vậy. Liệu các cô đã từng bao giờ coi trẻ mẫu giáo như những đứa con đẻ của mình mà chăm sóc ân cần? Các cô đã đặt trường hợp con mình rơi vào tình huống bị bạo lực học đường sẽ ra sao chưa? Các cô có nghĩ những cái tát, cú đấm in hằn vết bầm lên thân thể trẻ sẽ không chỉ khiến các em đau đớn về thể chất mà còn tổn thương tinh thần mãi về sau? 

Hàng loạt các câu hỏi được đưa ra và hơn ai hết chỉ những người trong cuộc như cô Đào, cô Quỳnh, bà hiệu trưởng Phạm Thị Mỹ Linh mới trả lời được. Tù giam chắc chắn sẽ là cái đích cuối cùng cho những hành vi bạo lực đó nhưng có lẽ tòa án lương tâm mới thật sự là hình phạt khắc nghiệt nhất khiến tâm hồn những con người vô cảm này bị dày vò, đau đớn về sau.

Nhiều người nghĩ nghề dạy trẻ mầm non đơn giản vì không cần phải am hiểu các kiến thức một cách sâu rộng như giáo viên cấp 2, cấp 3. Tuy nhiên, nếu không có lòng yêu trẻ, sự kiên nhẫn, bao dung thì tốt nhất không nên chọn nghề này bởi trẻ em vốn ngây thơ, ham nghịch ngợm và chưa ý thức được những hành động của mình. Chỉ khi các thầy cô giáo thật sự coi những đứa trẻ như con ruột của mình thì mới có thể chấm dứt tình trạng bạo hành trẻ em khiến dư luận nhức nhối trong thời gian vừa qua.

Bên cạnh tình thương của giáo viên dành cho trẻ thì công tác đào tạo giáo viên mầm non cần được chú ý. Có một thực tế là hiện nay các trường đào tạo sư phạm chủ yếu dạy về lí thuyết mà không cho sinh viên thực hành nhiều dẫn đến kĩ năng xử lí tình hướng và chăm sóc trẻ còn yếu. Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm cần thay đổi phương pháp đào tạo để nâng cao kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tương lai. Mặt khác thì cần có chính sách về lương thưởng cho giáo viên mầm non xứng đáng với năng lực của mình. Với mức lương quá thấp như hiện tại, thậm chí không đủ để chi trả cho cuộc sống hàng ngày sẽ gây áp lực cho giáo viên, không ít giáo viên vì thế mà “đánh đập” trẻ như một cách để giải tỏa áp lực của bản thân.

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo/ Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền” là câu hát mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thuộc và đi vào tiềm thức của trẻ. Vậy thì những người giáo viên dạy trẻ - nghề được coi là cao quý hãy ứng xử sao cho xứng đáng với tiếng gọi “mẹ hiền” thân thương, hãy đối xử với các trẻ như chính con ruột của mình. Nếu như vậy sẽ chẳng còn một mầm non “Mầm xanh” đau đớn, tổn thương nào xuất hiện nữa mà thay vào đó là những mầm non “Mầm xanh” gieo niềm vui, hạnh phúc, ước mơ cho trẻ thơ tới trường.

Dương Nhung

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN