Tổng kết diễn đàn: “Phân tầng Đại Học ở Việt Nam, liệu có sát thực tiễn?”

(Sóng trẻ) - Diễn đàn “Phân tầng Đại Học ở Việt Nam, liệu có sát thực tiễn?” được mở ngày 9/10 trên trang thông tin điện tử songtre.tv đã nhận được nhiều lượt xem và phản hồi của độc giả. Đa phần ý kiến đều đồng ý và ủng hộ thực hiện dự thảo nghị định về phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).

Với gần 2000 lượt truy cập và gần 20 bình luận, độc giả đã bày tỏ quan điểm cá nhân của mình cho dự thảo phân tầng ĐH có phù hợp với nền giáo dục Việt Nam hiện nay hay không.

Bạn có địa chỉ [email protected] ủng hộ dự thảo và kỳ vọng nhiều vào sự thay đổi có dấu hiệu đáng mừng này: “Theo mình việc phân tầng và xếp hạng giáo dục đại học ở nước ta cũng tốt, phân thành 3 nhóm trường khác nhau có nhiệm vụ rõ ràng sẽ tốt hơn cho việc sinh viên chọn lựa trường để đăng ký thi và theo đuổi sở thích của cá nhân. Phân tầng chắc chất lượng đào tạo sẽ tốt hơn hiện nay. Hi vọng đây là hướng đi đúng”.

Độc giả  [email protected] cũng hi vọng dự thảo được thực hiện càng sớm càng tốt, tuy nhiên ý kiến này lo ngại rằng nếu xếp hạng thì đội ngũ giảng viên có đủ cho việc phân tầng không: “Rất ủng hộ dự thảo này, đổi mới giáo dục để còn theo kịp giáo dục tiên tiến, hiện đại của phương Tây chứ. đổi mới cách học để sinh viên tự học và chủ động hơn là việc nên làm. nhưng chỉ e là không đủ số lượng tiến sĩ để giảng dạy, có 15% giảng viên có bằng tiến sĩ trong tổng số 60.000 giảng viên thì chưa đủ”.

fb882c6ed_phantangdaihocovietnam.jpg

Phân tầng giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay liệu có sát thực tiễn?( Ảnh minh họa)

Rất nhiều ý kiến của độc giả mong muốn dự thảo sẽ được thực hiện nhưng đồng thời cũng bày tỏ sự lo ngại đối với nền giáo dục nước ta cũng như những bất cập sẽ gặp phải khi xếp hạng các trường Đại học.
Bạn có địa chỉ [email protected] cho rằng: “Vấn đề mà mình băn khoăn ở đây là làm sao để Việt Nam thực hiện phân tầng, những tiêu chí nào được gọi là tiêu chí chuẩn để xếp hạng, những trường hạng 5 thì liệu sinh viên ra trường có thể xin được việc không?”. Vấn đề đáng lo ngại khi xếp các trường Đại Học thành 5 hạng khác nhau là việc làm đã được độc giả đề cập đến.

Cũng bày tỏ sự lo ngại đối với dự thảo này, độc giả [email protected] đưa ra ý kiến: “Hi vọng việc xếp hạng và đưa ra các tiêu chí xếp hạng các trường sẽ hợp lý tránh trường hợp nhầm hạng, nhầm trường. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của nước ta còn thiếu nhiều nếu mà phân tầng chắc sẽ mất nhiều thời gian”.

Tuy nhiên, ngược lại với những ý kiến đồng tình, ủng hộ dự thảo phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục ĐH – CĐ nên thực hiện ở nước ta hiện nay thì cũng không ít ý kiến cho rằng Việt Nam chưa thể xếp hạng các trường vì cơ sở vật chất còn lạc hậu, đội ngũ giảng viên chưa dày dặn kinh nghiệm và nếu có xếp hạng thì sinh viên học hạng thấp ra trường sẽ xin việc ở đâu là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected]  nhìn nhần vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, rất sâu sắc: “Bộ GD nên thực hiện phân tầng giáo dục để có chất lượng đào tạo tốt hơn. Tuy nhiên, nạn "thành tích" trong GD nước ta còn nhiều vì vậy rất dễ nhầm lẫn giữa sinh viên học trường hạng 1 mà đầu óc rỗng tuếch, không có kinh nghiệm mà ra trường trông đợi vào tấm bằng có thể xin được việc, còn những người học hạng 5 có kinh nghiệm nghề nghiệp nhưng mới nhìn tấm bằng nhà tuyển dụng đã không cho cơ hội để làm việc”.

Tiếp tục lo ngại vấn đề thất nghiệp, bạn [email protected] cũng đưa ra ý kiến: “Phân tầng làm gì cơ chứ, liệu phân tầng rồi thất nghiệp có giảm không, hay chỉ những người học đại học hạng 1, hạng 2 xin được việc còn những người hạng 5 thì vẫn xếp hàng dài đợi việc. Người học mong muốn học xong xin được việc chứ không phải là cứ phân tầng này tầng kia”.

Bạn [email protected] đưa ra ý kiến vừa hy vọng dự thảo sớm được thực hiện nhưng cũng lo ngại nhiều vấn đề: “Xếp hạng các trường để sinh viên dễ chọn trường đăng ký thi theo năng lực của mình thì rất hay. Nhưng vấn đề việc làm lúc này là mối quan tâm hàng đầu khi sinh viên lo sợ rằng học theo năng lực và bằng cấp theo trường được xếp hạng thì ai sẽ nhận mình với tấm bằng của 1 trường hạng cuối”

Qua bình luận của độc giả chúng tôi thấy rằng dự thảo phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục ĐH-CĐ để theo kịp các nước phát triển nhận được rất nhiều sự ủng hộ và tán thành của mọi người. Việc phân tầng Đại học với mục đích sẽ phân chia rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng trường giúp dễ dàng hơn trong việc đào tạo, nghiên cứu, hơn nữa học sinh có thể chọn lựa cho mình trường đăng ký dự thi phù hợp với năng lực học để có cơ hội theo đuổi nghề nghiệp là dự thảo rất hay và đáng kỳ vọng.

Tuy nhiên, để dự thảo được thực hiện, giáo dục nước ta cần phải thay đổi rất nhiều từ cơ sở vật chất và hơn hết là đội ngũ tiến sĩ có trình độ cao.

Những ý kiến đóng góp của độc giả về dự thảo phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam hiện nay liệu có phù hợp phần nào đã nói lên được quan điểm của người dân trước dự thảo mà Bộ GD-ĐT đưa ra. Tuy nhiên, vì thời lượng có hạn nên chúng tôi xin phép dừng diễn đàn
“Phân tầng Đại Học ở Việt Nam, liệu có sát thực tiễn” tại đây.

Xin cảm ơn những ý kiến đóng góp của quý vị độc giả!

Nguyễn Lan
Nhóm 6 - Báo mạng điện tử K.31

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN