Học cao chưa chắc đã giàu

(Sóng trẻ) - Nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường khẳng định rằng học tiếp là hình thức nhanh và hiệu quả nhất để phát triển kĩ năng và làm giàu, nhưng có nên học cao học để làm giàu?

Một nghiên cứu của tạp chí Business Week gần đây cho ra kết quả : Việc học cao và tấm bằng cao học có ít liên quan hoặc không có bằng chứng thuyết phục chứng minh giả thuyết đấy là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công và sự giàu có.

Học cao học để làm giàu?

Trong cuốn sách “Bong bóng MBA”, tác giả Mariana Zanetti thẳng thắn đề cập đến vấn đề học cao học, cụ thể là ngành quản trị kinh doanh thực ra là một việc rất “tốn thời gian và tiền bạc”.

Bà nói: Nếu thực sự có tham vọng làm giàu, có thể không phải suốt cuộc đời, nhưng ít nhất là tại một số thời điểm quan trọng, bạn cần tìm cách kiếm ra tiền ở những nguồn khác nhau nài số lương hàng tháng.

Zanetti còn đưa ra bằng chứng cực kì thuyết phục về trường hợp của Bill Gates. Tỷ phú này là minh chứng điển hình cho việc làm giàu mà không cần tới bằng cấp. 

Bên cạnh đó, trong cuốn “Cha giàu Cha nghèo”, tác giả Robert Kiyosaki có nói rằng người giàu không làm việc vì tiền, mà tiền làm việc cho họ.

Như vậy, nếu đơn thuần chỉ muốn làm việc để kiếm tiền thì hãy đi học, và nếu muốn học cách để làm việc chăm chỉ hơn nữa thì hãy chọn cho mình một khóa cao học . Nhưng, nếu bạn muốn "tiền làm việc cho mình" thì cần phải tìm cách khác.


Việt Nam: học cao học đồng nghĩa với thăng tiến?

Tuy nhiên thực trạng của Việt Nam lại tạo nên những bằng chứng chống lại quan điểm của Business Week.
Không nên phí phạm thời giờ vào lấy bằng Thạc sĩ, dành cơ hội để tạo ra nguồn thu nhập cho riêng mình nài khoản lương hiện có, đó là quan niệm chỉ đúng trong điều kiện ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. 
Còn ở Việt Nam, đặc biệt là môi trường làm việc ở các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước thì tấm bằng là bảo bối cho mọi sự thăng tiến, không có bằng cấp gặp vô vàn khó khăn!

Học cao học chưa chăc đã giàu, phải biết kết hợp lý thuyết với kinh nghiệm thực tế

Vấn đề là học cái gì và học như thế nào để phục vụ tối ưu cho mục đích của mình. Cần phải khẳng định rằng không có bằng cấp không có nghĩa là không học. 

Trong lĩnh vực mà Bill Gates làm việc, không thể làm giàu nếu không có kiến thức từ việc học. Ông ta đã, đang và sẽ học (tự nghiên cứu) để theo kịp với xu hướng phát triển của khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác có liên quan.

Người giàu không phải là họ học ít, mà là họ không quan tâm tới bằng cấp. Kiến thức, tầm nhìn họ có được chưa chắc gì các vị tiến sĩ có được. Muốn làm giàu nên học và đúc rút từ thực tế, chứ không phải lạm dụng và phụ thuộc vào lý thuyết, sách vở, trường lớp... 

Bằng cấp nào cũng có giá trị của nó. Quan trọng là mình được đào tạo thế nào ở nơi học cao học ấy. Người học cao học có vận dụng hết kiến thức của mình không? 

Hãy nhìn vào thực tế của bản thân, nhìn vào tiềm năng tương lai của mình trước khi quyết định việc học cao học. Học cao chưa chắc đã giàu, phải biết kết hợp những kinh nghiệm cuộc sống cùng những xu hướng phát triển của lĩnh vực mình hướng tới thì mới có cơ hội làm giàu và thành công.

Thanh Hằng
Truyền hình K32A2


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN