Xưởng sơn mài và bước chuyển mình trong du lịch làng nghề

(Sóng trẻ) - Xuất phát từ xưởng tranh nhỏ nằm trong làng sơn mài Hạ Thái (Thường Tín), họa sĩ Trần Công Dũng, hay còn gọi là Dũng "dị," đã mở lối đưa dòng tranh truyền thống của làng nghề trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan mỗi ngày.

1.png
Hà Nội vừa giới thiệu tuyến du lịch làng nghề mới mang tên "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội," bao gồm hai lộ trình: Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức và Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên. Trong số đó, làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) nổi bật như một điểm dừng chân thú vị, nơi du khách có thể khám phá nét đẹp tinh hoa của nghề thủ công truyền thống Hà Nội.
2.png
Họa sĩ Trần Công Dũng sở hữu một xưởng tranh chuyên sản xuất các tác phẩm sơn mài tại làng nghề Hạ Thái, Thường Tín. Bên cạnh việc tập trung vào tranh, anh Dũng đã mở rộng hướng đi bằng cách đưa sơn mài vào những vật dụng hàng ngày, kết hợp tính ứng dụng và vẻ đẹp nghệ thuật, tạo nên các sản phẩm vừa tiện ích vừa độc đáo.

Họa sĩ Trần Công Dũng chia sẻ rằng quê anh nằm ở vùng đất Tuyên Quang. Nhưng tình yêu dành cho  nghệ thuật đã đưa anh đến Hà Nội, nơi anh quyết định lập xưởng tại làng nghề sơn mài Hạ Thái. Nhận thấy tiềm năng ứng dụng của sơn mài, anh Dũng đã sớm ấp ủ ý tưởng biến nghệ thuật truyền thống này thành một sản phẩm gắn liền với du lịch. Từ năm 2016, anh là người tiên phong thực hiện mô hình du lịch trải nghiệm làm đồ sơn mài, mang đến một cách tiếp cận mới mẻ cho khách tham quan. 

4.png
Anh Dũng chia sẻ rằng việc biến sơn mài thành một sản phẩm du lịch không hề đơn giản. Sơn mài đòi hỏi quy trình thực hiện tỉ mỉ, công phu và mất nhiều thời gian để hoàn thiện. Trong khi đó, các sản phẩm phục vụ trải nghiệm du lịch lại cần được thực hiện nhanh chóng hơn, vì mỗi lần trải nghiệm thường chỉ kéo dài từ 1-2 tiếng. Làm thế nào để rút ngắn quy trình mà vẫn giữ được giá trị tinh hoa của nghề thủ công sơn mài là một thách thức lớn cần được giải quyết.
5.png
Sau nhiều lần thử nghiệm, anh Dũng đã phát triển quy trình trải nghiệm sản xuất sơn mài hoàn chỉnh. Anh kết hợp với các hộ làm sơn mài trong làng để tạo ra các tấm phôi thô có hoa văn cơ bản, giúp sản xuất số lượng lớn, phù hợp cho du khách thực hành. "Mỗi hộ sẽ đảm nhiệm một khâu trong sản xuất phôi, như thế sẽ giúp hạ giá thành sản phẩm hơn. Vì thế, chi phí để trải nghiệm làm sơn mài cũng được hạ xuống tối đa. Du khách có thể trải nghiệm, hoàn thành một sản phẩm và đưa sản phẩm về chỉ với chi phí khoảng 300-350.000 đồng", anh Dũng chia sẻ.
6.png
Hiện tại, xưởng của anh Dũng thường xuyên chào đón khách ghé thăm để tham gia các buổi "trải nghiệm sáng tác", trong đó đa phần là người nước ngoài. Họ tìm đến đây không chỉ để học hỏi kỹ thuật mà còn để khám phá sâu hơn về nghề thủ công truyền thống sơn mài.

"Hầu như ngày nào cũng có đoàn đến trải nghiệm. Ít thì một đoàn, nhiều thì 3-4 đoàn/ ngày. Phần lớn là các đoàn khách quốc tế. Họ cảm thấy rất thích thú khi tự tay trải nghiệm tự làm sơn mài" - anh Trần Công Dũng bày tỏ. 

8.png
Anh Dũng đã chọn dòng sơn mài khảm vỏ trứng để du khách dễ dàng tham gia trải nghiệm. Với cách làm này, khách chỉ cần sử dụng búa nhỏ gõ nhẹ lên tấm phôi, từng bước hoàn thiện sản phẩm của riêng mình.
9.png
Trong bước cuối cùng, du khách có thể tùy ý lựa chọn thêm lớp phủ vàng hoặc bạc để hoàn thiện vẻ đẹp cho tác phẩm.
Trước kia, trải nghiệm làm đồ sơn mài chỉ được tổ chức tại xưởng của họa sĩ Dũng Dị. Tuy nhiên, hiện tại, hoạt động này đang được mở rộng và thử nghiệm tại nhiều gia đình khác trong làng Hạ Thái.
Trước kia, trải nghiệm làm đồ sơn mài chỉ được tổ chức tại xưởng của họa sĩ Dũng Dị. Tuy nhiên, hiện tại, hoạt động này đang được mở rộng và thử nghiệm tại nhiều gia đình khác trong làng Hạ Thái.
Mỗi ngày, anh Dũng luôn nhiệt tình chỉ dẫn cho khách hàng cách khảm vỏ trứng và các vật liệu khác, đồng thời tạo ra những tác phẩm nhỏ xinh ngay tại xưởng. Anh luôn hy vọng rằng ngày càng có nhiều họa sĩ, đặc biệt là thế hệ trẻ, tiếp nối và phát huy các chất liệu truyền thống trong sáng tác nghệ thuật, góp phần bảo tồn và phát triển nghệ thuật dân tộc.
Mỗi ngày, anh Dũng luôn nhiệt tình chỉ dẫn cho khách hàng cách khảm vỏ trứng và các vật liệu khác, đồng thời tạo ra những tác phẩm nhỏ xinh ngay tại xưởng. Anh luôn hy vọng rằng ngày càng có nhiều họa sĩ, đặc biệt là thế hệ trẻ, tiếp nối và phát huy các chất liệu truyền thống trong sáng tác nghệ thuật, góp phần bảo tồn và phát triển nghệ thuật dân tộc.

Ảnh: Tiến Đạt 

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN