“Bị mắng vì đi đúng phần đường” – Câu chuyện giao thông cười ra nước mắt

(Sóng trẻ)- Hiện tượng người tham gia giao thông điều khiển xe đi trên hè phố là một câu chuyện không mới nhưng chưa bao giờ là thôi “nóng”. 

Video: Người đi bộ bị “lép vế” trên chính phần đường của mình

Tại trục đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, đặc biệt là đoạn đường từ cổng số 2 Đại học Sư phạm Hà Nội đến Đại học Quốc gia Hà Nội, cứ vào các giờ cao điểm lại xuất hiện hình ảnh những phương tiện xe máy chen chúc, nối tiếp nhau thành những hàng dài không ngớt đi lại trên vỉa hè. Một phần nguyên nhân là do ở trục đường này đang tiến hành thi công tuyến đường sắt trên cao, khiến cho khổ đường thu hẹp lại. Mặt khác, ở đây còn là điểm dừng buýt, cũng là nơi có đoạn cắt để qua đường. Tuy nhiên đoạn tắc đường chỉ khoảng 100m, dù vậy vẫn có rất nhiều xe quyết định chạy trên vỉa hè. 

0167ff2da_anh_1_2.jpg
Một góc đoạn đường Xuân Thủy, nơi các tấm tôn, tấm biển thi công chiếm khá nhiều diện tích  dưới lòng đường.

Điều đáng nói là các phương tiện di chuyển với tốc độ rất nhanh, bấm còi inh ỏi và dường như bấm còi chưa đủ, những chủ phương tiện điều khiển xe đi trên hè phố còn lớn tiếng với người đi bộ như: “Đi gọn vào!”, “Tai điếc hả?”, “Đi đứng kiểu gì thế…” 

Bác Đào Duy Chức (Bảo vệ tại nhà sách Sư phạm) cho biết: “Hằng ngày, có rất nhiều xe máy, xe đạp điện, xe đạp đi lên vỉa hè dành cho người đi bộ. Điều này rất nguy hiểm vì ngay cạnh cổng Đại học Sư Phạm có điểm dừng xe buýt, nơi này học sinh đứng chờ đã rất đông, chật cả vỉa hè rồi, mà xe máy còn phóng vọt lên, đã có rất nhiều lần va chạm với học sinh, nhưng cũng may chỉ va chạm nhẹ.”

0167ff2da_anh_2.jpg
Xe máy nối tiếp nhau di chuyển trên vỉa hè khu vực trường ĐH Sư phạm

Bạn Đỗ Cẩm Tú ( Đại học Kinh tế - ĐHQGHN) chia sẻ: “ Nhà mình ở ngõ đối diện Sư phạm, mỗi lần chờ sang đường, mình không thể đứng yên một chỗ mà phải di chuyển để tránh các phương tiện từ dưới lòng đường bất chợt phóng lên vỉa hè. Thỉnh thoảng mình với bạn còn bị người đi xe lên chửi vì đứng dàn hàng hai trên vỉa hè. Bất lực luôn.”

Dù đã được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng và có nghị định 46/2016 quy định xử phạt đối với hành vi điều khiển xe đi trên vỉa hè, nhưng cho đến hiện nay, các vi phạm bị xử lý vẫn chiếm một phần rất hạn chế so với thực tế.

Rõ ràng đi xe lên vỉa hè đã là vi phạm luật giao thông, nhưng chửi mắng người đi bộ trong khi lỗi sai thuộc về mình thì điều này khiến không thể không xem xét lại văn hóa tham gia giao thông của người dân.

Đỗ Thị Lan Anh
Báo chí K36.7

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN