Ăm ắp đời văn tại Bảo tàng văn học Việt Nam

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Văn học Việt Nam (ngõ 275, đường Âu Cơ, Hà Nội) đã mở cửa được gần 7 tháng sau... 10 năm xây dựng. Với tổng diện tích còn hạn chế, khách tham quan sẽ có cảm giác chật chội so với nhu cầu trưng bày về các nhà văn, nhà thơ trung đại, hiện đại.

Mỗi “góc riêng” trong bảo tàng là một câu chuyện kể về đời văn, nghề văn của các tác gia được gắn liền với những trang bản thảo, những tác phẩm xuất bản lần đầu, các kỷ vật như bộ bàn ghế, quần áo, đôi giày vải, chiếc máy chữ, radio, võng,... Đó có thể là một kỷ vật gắn liền với Nguyễn Du - bộ bàn ghế từng được đại thi hào dùng làm việc trong 10 năm về sống ở quê vợ Thái Bình, hay những kỷ vật khiến người xem xúc động như bộ đồ công tác của đội trưởng đại đội đặc công vùng ven Chu Lai; viên gạch đồng đội khắc tên nhà văn Trần Đăng để đánh dấu mộ ông khi ông hi sinh ở Lạng Sơn; hình ảnh tái hiện nhà thơ Thu Bồn cõng con đi dọc đường Trường Sơn đánh Mỹ; câu chuyện về chiếc chum gắn liền với sự hi sinh của nhà thơ liệt sĩ Lê Anh Xuân...

3aec4f414_anh_1.jpg
Bàn làm việc của đại thi hào Nguyễn Du

Có hơn 1.000 nhà văn khắp cả nước cùng 40.000 tài liệu, hiện vật, nhưng hiện diện tích bảo tàng chỉ cho phép trưng bày 3.454 đơn vị hiện vật. Tầng một của bảo tàng là gian khánh tiết, ở giữa đặt biểu tượng là hòn đá thiêng hình ngọn bút được rước từ Đền Hùng và dòng chữ mềm mại bay bổng "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" của đại thi hào Nguyễn Du. 

7b620ee61_anh_1.jpg
Biểu tượng hòn đá thiêng tại gian khánh tiết

Đây cũng là nơi trưng bày 10 thế kỷ văn học nước nhà (từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX); và lịch sử chữ viết của dân tộc Việt Nam trên các chất liệu giấy dó, vải, kim loại, lá cây.

3aec4f414_anh_2.jpg
Khu giới thiệu nghề làm giấy dó

Nài giới thiệu những tác giả lớn, tiêu biểu trong 10 thế kỷ văn học Việt Nam, tầng 1 còn là nơi trưng bày những cảnh tượng lịch sử minh họa cảnh trường thi, lều chõng, sĩ tử, cảnh vinh quy bái tổ thời phong kiến hết sức sống động, cho người xem cảm nhận được không khí đèn sách, khoa cử nghiêm túc của dân tộc ta thời phong kiến.

3aec4f414_anh_3.jpg
Cảnh lều chõng đi thi tại trường thi Nam Định (năm 1897)

3aec4f414_anh_4.jpg
Cảnh lớp học chữ thời xưa

Tầng hai có khu vực trưng bày về một số tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20 bao gồm: Các nhà chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc, Sóng Hồng; Các nhà văn, nhà thơ theo các khuynh hướng hiện thực phê phán, cách mạng và lãng mạn như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,Tú Mỡ, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mạc Tử,…
Nài ra, tầng hai còn giới thiệu các tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật như Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Khải, Anh Đức, Chính Hữu, Nguyễn Minh Châu,... Mô hình tổ hợp xóm Chòi nơi là Trụ sở Hội Văn nghệ Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1949-1954 cũng được trưng bày nhằm gợi những ký ức sống động về một thời văn nghệ kháng chiến.
Tầng ba chủ yếu trưng bày về các nhà văn được Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật thời kỳ chống thực dân Pháp, văn học khu V, Nam Trung Bộ, các nhà văn sáng tác ở miền Bắc, miền Nam. Trưng bày tổ hợp Trường Sơn với nhà thơ tiêu biểu như: Phạm Tiến Duật và các kỳ Đại hội của Hội Nhà văn Việt Nam.
Bảo tàng Văn học Việt Nam được đưa vào sử dụng sẽ là nơi lưu giữ những giá trị đặc sắc của nền văn học dân tộc trong lịch sử đất nước. Đây là một địa chỉ văn hóa tốt cho tất cả những ai yêu mến, quan tâm đến sự nghiệp văn học của nước nhà; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của  đông đảo công chúng trong nước và quốc tế. 

Thúy Nga

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN