Amazon - Cái tên không ai muốn nhắc tới trong cuộc chiến chống độc quyề

(Sóng trẻ) - Khi luật chống độc quyền có hiệu lực, một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là tầm ảnh hưởng của hiệu lực này lên giá cả các mặt hàng mà người tiêu dùng sử dụng. Vậy nên, câu hỏi về chống độc quyền ở thời điểm này là: liệu việc sáp nhập của AT&T với Time Warner hay Sprint với T-Mobile sẽ khiến việc cạnh tranh trở nên thu hẹp và giá cả vì thế sẽ tăng lên?

e6e9830fd_1.jpg
Việc sáp nhập AT&T được đề xuất với Time Warner và T-Mobile với Sprint đặt ra câu hỏi: Liệu giá cả cho người tiêu dùng có thực sự tăng lên không?

Trong khi các nhà điều hành và một thành viên của Tòa án Liên bang đang suy xét về vấn đề này thì Amazon – vốn là hãng đang nhận nhiều chỉ trích vì nghi vấn liên quan đến chống độc quyền đã tăng giá thành sản phẩm của mình. Tuần trước, dịch vụ Amazon Prime – bao gồm những video chuyên sâu kèm theo miễn phí vận chuyển và nhiều tiện ích khác tăng giá lên 119$, cao hơn 20% so với giá 99$ trước đó. 

Thực chất, đây là lần thứ 2 Amazon tăng giá dịch vụ kể từ khi Amazon Prime ra đời vào năm 2005. Thời điểm đó, giá dịch vụ này chỉ là 79$. Amazon cho biết, hiện tại họ đã có hơn 100 triệu khách hàng cao cấp và theo báo cáo được đưa ra tuần trước, lợi nhuận quý I của Amazon đã tăng hơn 120%. Điều này giúp cho giá cổ phiếu của hãng tăng mạnh.

Netflix, cũng giống như Amazon, đã tăng giá dịch vụ của mình vào hồi tháng 10 năm nái.

Dường như không có gì có thể ngăn cản được bước tiến mạnh mẽ của Amazon. Không có gì ngạc nhiên khi thị trường truyền thông và truyền hình cũng đang dần trải qua những cuộc sáp nhập lớn. AT&T muốn kết hợp một số kênh của mình với Time Wanner. Đây được coi là một giao dịch khá có lợi bởi hai hãng này vốn không phải là những hãng cạnh tranh trực tiếp.

Trong khi những thách thức chống độc quyền đối với các sự kết hợp là rất hiếm, Bộ Tư pháp đã kiện để chặn vụ sáp nhập giữa AT&T và Time Warner với lý do các công ty kết hợp có thể là mối đe dọa với những thông tin bảo mật của Time Warner để lấy giá cao hơn từ các nhà phân phối đối thủ. Đây là một tuyên bố mà các công ty cho rằng không có nghĩa lý gì về kinh tế.

Thế nhưng Amazon vẫn tiến hành sáp nhập, sáng tạo ra các sản phẩm nội dung và phân phối nó qua Internet. Netflix, ogle và Facebook cũng làm những điều tương tự. 

Đó là lý do các công ty có tên gọi FANG (Facebook, Apple, Amazon, Netflix, ogle) phủ bóng rộng rãi trong vụ kiện vừa mới kết thúc của AT&T với Time Wanner và rất có thể sẽ tìm ra quyết định cho tương lai của Sprint Mobile. Cho dù không một hãng nào trong các hãng công nghệ khổng lồ này tham gia trực tiếp vào vụ kiện. 

CEO của AT&T - ông Randall Stephenson liên tục ám chỉ đến các hãng công nghệ khổng lồ trong suốt vụ kiện và làm rõ: “Ngành công nghiệp truyền thông và giải trí đang trải qua sự chia rẽ mạnh mẽ. Điều này đến từ các một vài hãng đi đầu trong lĩnh vực công nghệ”.

Ông Jeff Bewkes – CEO của Time Warner cũng đưa ra một phản biện: “Họ có nội dung, có chương trình và có đủ khả năng công nghệ để có thể đưa những thứ đó tới người dùng một cách trực tiếp”. Họ ở đây ám chỉ FANG. Ông cũng cho biết thêm: “Họ có thể liên hệ với bạn thông qua mối liên hệ đó và sẽ chỉ ra cách xem và đánh giá một chương trình là như thế nào”.

Kết thúc buổi tranh luận, ông Daniel Petrocelli - luật sư của vụ tranh chấp chỉ rõ một công ty kết hợp có thể sử dụng dữ liệu người dùng được thu thập bởi các công ty công nghệ để phát triển các chương trình và đưa ra nhiều quảng cáo hơn nữa. Các công ty cũng có thể giảm giá thành cho người sử dụng mà theo ông Daniel Petrocelli, con số này lên đến 500 triệu USD mỗi năm.

Công tố viên trưởng của Chính phủ - ông Craig Conrath lại đưa ra một lập luận trái ngược: “Sự thật là AT&T có thể đang muốn cạnh tranh ở một số thị trường khác. Tuy nhiên, điều này không giúp họ tránh khỏi sự cạnh tranh trong thị trường truyền hình trả phí. (Truyền hình trả phí thường bao gồm các nhà cung cấp các dịch vụ TV, bao gồm cả truyền hình cáp và vệ tinh nhưng không bao gồm phương thức truyền qua Internet như Amazon hay Netflix).

Scott Hemphill - một chuyên gia đến từ Đại học Luật New York nói AT&T coi Netflix, Amazon hay Youtube là “những con sói canh cửa”, “đó là trọng tâm học thuyết của họ”

Các công ty nội dung của Time Warner như HBO, CNN hay kênh Tunner “chỉ là những hòn đảo nội dung được chính người dùng giữ lại”.

e6e9830fd_2.jpg
Mặc dù họ không phải là bên tham gia vụ kiện của chính phủ, các công nghệ lớn nhất thế giới, Facebook, Apple, Amazon, Netflix và ogle, đã tạo ra một cái bóng trong thử nghiệm AT&T - Time Warner.

Tuy nhiên, cũng có một ý kiến được đưa ra, đó là AT&T không cần thiết phải mua lại một công ty như Time Warner. Thay vào đó, họ có thể tự sáng tạo ra một công ty của riêng mình.

Đó là điều mà Netflix và Amazon đã làm và hiện nay, cả 2 công ty này đều đã vượt mặt Time Warner về doanh thu kiếm được từ những chương trình truyền hình.

Thế nhưng, từ quan điểm của một khách hàng, điều đó không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng. Rich Greenfield đến từ hãng đầu tư BTIG viết: “Các nền tảng công nghệ đang tự tạo ra nội dung của mình để vượt qua những nền tảng phân phối của họ”. “Nhưng ngược lại có ổn không nếu các công ty hội nhập theo chiều dọc mà lại tự xây dựng nội dung cho mình thay vì đi mua các nội dung đó? Điều gì sẽ xảy ra nếu thay vì mua Time Warner , AT&T chỉ cần bỏ ra 8 tỷ USD mỗi năm để tự sáng tạo các chương trình nội dung. Netflix đã làm điều này và được cho là hợp pháp vậy tại sao AT&T mua Time Warner lại không?” – ông nói thêm.

Liệu rằng các công ty nhóm FANG có cạnh tranh trên cùng một thị trường với AT&T và Time Warner hy không sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của thẩm phán Richard Leon. Ông cho biết sẽ đưa ra quyết định muộn nhất là vào ngày 12/6.

Nếu thẩm phán Leon có cái nhìn bao quát hơn về thị trường, AT&T và Time Warner sẽ có nhiều lợi thế hơn. Thậm chí, nếu có tìm ra những xung đột, ông cũng sẽ có những biện pháp chỉnh sửa trên một số điều khoản thay vì ngăn chặn nó hoàn toàn. 

Vụ việc đang được đề xuất là việc sáp nhập của Sprint với T-Mobile sẽ đem lại lợi ích cho người sử dụng còn khó hơn rất nhiều. Thỏa thuận này không nhận được sự đồng lòng của các chuyên gia trong lĩnh vực chống độc quyền.
Vụ sáp nhập Sprint với T-Mobile khác với AT&T và Time Warner bởi đây là 2 công ty đối thủ trực tiếp. Những thỏa thuận kiểu như thế này thông thường sẽ phải xem xét lại nhiều lần. 

Chính phủ đã bác bỏ một thỏa thuận tương tự vào 4 năm trước và kết quả là có được sự cạnh tranh lành mạnh và mạnh mẽ, người sử dụng trả phí thấp hơn cho các dịch vụ không dây. Đây chính là điều mà các chuyên gia chống độc quyền mong muốn. Trước đó, vào năm 2011, chính phủ đã từ chối vụ sáp nhập giữa AT&T và T-mobile. 

Quay trở lại với vụ sáp nhập giữa AT&T và Time Warner, hai công ty cần hiểu rằng, thị trường bây giờ không chỉ có 4 nhà cung cấp nữa mà còn cả những hãng công nghệ khổng lồ và các công ty truyền hình cáp như Comcast. Cuộc sáp nhập của Sprint và T-Mobile có thể sẽ không có đủ sức mạnh để tăng giá thành sản phẩm.

Trường hợp của video có thể sẽ gây tranh cãi bởi hình thức này có thể được phát trực tuyến còn voice và tin nhắn thì không. 

Sprint và T-Mobile đang thảo luận về việc sử dụng công nghệ 5G để có thể trở nên nổi bật trên thị trường truyền thống. Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi 5G vẫn còn là tương lai xa.

Giáo sư Herbert Hovenkamp – người chuyên nghiên cứu về chống độc quyền tại đại học Luật Pennsylvania cho biết: “Những quả bóng pha lê của chúng ta không tốt như tưởng tượng. Chúng ta không có đủ sức mạnh để định hình trong 5 năm tới, đặc biệt là khi công nghệ đang thay đổi một cách chóng mặt”.

Giáo sư cũng cho biết thêm: “Ý kiến chung nhất là các công ty cần phải sáp nhập để lớn mạnh và chống lại sự độc quyền của Amazon nhưng nếu xét một cách logic thì nó có thể áp dụng cho gần như hầu hết các thương vụ sáp nhập”.

Có thể T-Mobile và Sprint sẽ phải đợi vài năm và trở lại với bằng chứng rằng họ đang cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn hơn là chỉ tham gia vào cuộc đua sáp nhập.

Đề cập đến điều bất cập của chính sách chống độc quyền của Chính quyền Tổng thống Trump, ông Herbert nói: “Các công ty có thể sẽ chẳng có lý do gì để tung ra quân xúc sắc của mình vào lúc này”.
Thu Thương (theo The New York Times)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN