Báo chí và đào tạo báo chí trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

(Sóng trẻ) - Ngày nay, với tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới đời sống kinh tế - xã hội, các hoạt động báo chí, truyền thông đang đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Vì vậy, yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực báo chí trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là điều vô cùng quan trọng. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên (PV) đã trao đổi với Tiến sĩ Trần Quang Diệu, chuyên gia về Công nghệ thông tin và Truyền thông, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

ec2bcad1f_1.jpg

 
Tiến sĩ Trần Quang Diệu

Phóng viên (PV): Ông có thể khái lược về bức tranh toàn cảnh về đào tạo đội ngũ nhà báo 4.0 hiện nay? 

Tiến sĩ Trần Quang Diệu: Các mô hình về hội tụ công nghệ ra đời và các dòng sản phẩm báo chí kiểu mới cũng dần dần khẳng định vị thế trong các hoạt động báo chí - truyền thông.  Các phương tiện truyền thông mới ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động và cơ cấu của các kênh báo chí - truyền thông. Ngành truyền thông đa phương tiện được xem là một trong năm nghề nóng nhất Việt Nam khi chúng ta hội nhập với kinh tế thế giới (Nguyễn Hữu Dũng - Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, báo Thanh Niên). Theo số liệu thống kê, số lượng sinh viên tại Việt Nam hàng năm tăng 25% so với năm trước. Số học viên theo học từ 5.000 đến 6.000/năm, 92% số học viên ra trường có việc làm với mức lương trung bình từ 300 đến 1.000 USD. Tuy vậy, việc tuyển dụng của các đơn vị vẫn còn khó khăn do số lượng chuyên gia có năng lực đủ để tạo ra những sản phẩm truyền thông năng động, có độ quảng bá cao vẫn còn rất hạn chế.

Nguyên nhân của thực trạng này một phần do việc đào tạo truyền thông hoặc ngành liên quan đến truyền thông chưa có nhiều ở các trường trong cả nước. Nhiều chương trình đào tạo vẫn chủ yếu xoay quanh những phương tiện truyền thống chứ chưa thực sự theo sát với sự biến đổi không ngừng của các hình thức truyền thông đương đại.

PV: Yếu tố đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến việc đào tạo lại nguồn nhân lực ngành truyền thông hiện nay, thưa ông?

Tiến sĩ Trần Quang Diệu: Vấn đề đào tạo lại nguồn nhân lực ngành truyền thông, đặc biệt là đội ngũ nhà báo 4.0 và nhà quản lý báo chí – truyền thông đủ bản lĩnh, nhân cách và năng lực tương xứng là vô cùng quan trọng. Yếu tố đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến các cá nhân là lãnh đạo tòa soạn, nếu không hiểu về nguyên tắc đa phương tiện và hội tụ truyền thông, không hiểu tính tất yếu trong sự thay đổi quy trình làm báo trong bối cảnh phát triển mạng xã hội, nguyên tắc lọc bình luận, quản lý fanpage, tận dụng mạng xã hội để tổ chức nội dung tác phẩm, tạo liên kết và hiệu ứng lan tỏa thông tin, nguy cơ khủng hoảng trong quá trình làm báo tích hợp với mạng xã hội,… thì khó có thể chuyển đổi được thực trạng báo chí truyền thông thích ứng với môi trường truyền thông số. 

PV: Trước sự tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, việc đào tạo đội ngũ nhà báo 4.0 hiện nay cần phải thay đổi điều gì? 

Tiến sĩ Trần Quang Diệu: Mô hình giáo dục đại học cũng dần bị thay đổi, trong đó sự liên kết giữa nhà trường – nhà quản lý và doanh nghiệp trở thành tác nhân quan trọng nhất. Chuyển dần từ đào tạo đại trà sang đào tạo có chủ đích và đào tạo cho từng cá nhân dựa trên cơ sở sáng tạo, và giải phóng tiềm lực, năng lực hay động lực của người học. Theo đó, nội dung đào tạo phải được thiết kế với chuẩn đầu ra là nhà sản xuất nội dung số, có khả năng ứng dụng và sản xuất nội dung báo chí truyền thông trong xu hướng phát triển nhanh và tác động mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới, đáp ứng nhu cầu và đặc thù của thế hệ công chúng số hiện tại và tương lai.

Cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là cơ hội vừa là thách thức với báo chí Việt Nam. Để khẳng định vị thế của mình, báo chí Việt Nam phải tận dụng được cơ hội và có giải pháp giải quyết những vấn đề đặt ra, nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi một số lượng lớn các nhà báo hiện đại, ở đó mỗi nhà báo hội tụ các yếu tố về công nghệ, chuyên môn, nghiệp vụ. Một nhà báo hiện đại cần có các kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời phải có các kỹ năng sử dụng các kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, tổ chức nội dung hay các kỹ năng như tương tác và xử lý thông tin trên mạng xã hội. Để có thể làm được như vậy, một số giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực báo chí - truyền thông cần đảm bảo nhiều yêu cầu. 

PV: Quy hoạch và phát triển năng lực đội ngũ giảng viên ngành báo chí - truyền thông có xem là giải pháp cốt lõi và hiệu quả không, thưa ông?

Tiến sĩ Trần Quang Diệu: Đối với giáo dục 4.0, người học vừa là người sáng tạo và tạo ra kiến thức thì vai trò của người giảng viên ngày càng quan trọng. Cần đào tạo và đào tạo lại giảng viên ngành báo chí truyền thông thông qua kết hợp giữa nhà trường – nhà quản lý – doanh nghiệp báo chí – truyền thông để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với thực tế của sự phát triển. Giảng viên phải có các kỹ năng sáng tạo, kỹ năng phản biện và kỹ năng giáo dục, đặc biệt là các kỹ năng của báo chí hiện đại.

Đào tạo và đào tạo kỹ năng làm báo hiện đại. Với báo chí 4.0 mà đặc trưng là các thành phần thông minh và kết nối thì mỗi nhà báo cần phải hội tụ được các yếu tố: chuyên môn, nghiệp vụ và công nghệ, đặc biệt là báo chí dữ liệu, báo chí di động và báo chí thông minh.

Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý tại các cơ quan báo chí và các và tổ chức, doanh nghiệp truyền thông theo hướng chuyên môn hóa và hiện đại hóa, trong đó đào tạo đội ngũ nhà báo, nhà quản lý báo chí truyền thông hiểu và nắm rõ về vấn đề hội tụ trong truyền thông, đặc biệt là hội tụ về công nghệ.

Đào tạo về công nghệ và kỹ thuật tác nghiệp cho nhà báo. Trong xu thế của việc phát triển kinh tế báo chí - truyền thông, nhà báo không chỉ là các phóng viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải giỏi về công nghệ và kỹ thuật đặc biệt là kỹ năng thích nghi với sự thay đổi của công nghệ. 

Đào tạo kỹ năng làm việc toàn cầu. Trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và bối cảnh toàn cầu. Kỹ năng làm việc toàn cầu nhằm nâng cao khả năng của nhà báo hiện đại không chỉ trong môi trường một cơ quan, tổ chức hay tòa soạn trong nước mà các nhà báo còn cần có các kỹ năng làm việc nhóm, làm việc trong môi trường quốc tế. Kết hợp chặt chẽ giữa các trường đại học, đơn vị nghiên cứu với các tổ chức, cơ quan báo chí. Đây là điều kiện để nhà báo có thể tiếp cận đến các môi trường đào tạo/thực hành. Tổ chức các khóa tập huấn chuyên môn trong và nài nước để học tập/trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà báo và các đơn vị.

Lê Đỗ Bích Ngọc

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN