Báo cho “teen” và trò hề ngôn ngữ

(Sóng Trẻ) - Dạo trước, vấn đề “lệch chuẩn” trong tiếng Việt được nhiều người bàn tới. Qua thời gian, vấn đề đó không hề suy giảm mà ngược lại khi có sự “tiếp tay” của nhiều tờ báo tuổi teen.

Sính hàng nại, bóp méo tiếng mẹ đẻ


Thực tế cho thấy, nhiều người dùng sai từ do hiểu sai nghĩa, hoặc lười tư duy, có thói quen dùng từ tùy tiện. Một số nhà báo, phóng viên lại lạm dụng tiếng Anh hoặc tự ý pha trộn các ngôn ngữ khác cùng tiếng Việt trong bài viết của mình, bỏ qua các quy tắc về ngữ pháp, ngữ nghĩa, trình bày văn bản. Cùng với sự phát triển của Internet và vai trò ngày càng quan trọng của tiếng Anh trong công việc và cuộc sống, tình trạng này càng phổ biến hơn trên báo chí, đặc biệt là các tờ báo dành cho giới trẻ.
1350b503b_st9.jpg

Một bài báo trên Hoa hoc trò (số 923, thứ 2, 5/9/2011)

Thử truy cập vào Kenh14.vn  - một trang tin điện tử nổi tiếng trong lứa tuổi “teen”, bạn đọc có thể sẽ ngỡ ngàng và choáng ngợp trước những tít bài, tiêu mục mình đang xem: “ Lạ và fun”, “Ciné”, “Musik”, “2-tek”. Thay vì sử dụng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (cho những từ tiếng Việt chưa có), trang tin này đã tùy tiện pha trộn hai ngôn ngữ Anh-Việt, thậm chí “sáng tạo” ra những từ không có trong từ điển ngôn ngữ của bất cứ nước nào!

Những từ lóng vốn chỉ nên sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày nay lại tràn lan trên mặt báo, kể cả trên các ấn phẩm báo in. Ngay cả Hoa học trò – một ấn phẩm tên tuổi gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam, là tờ báo do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm cơ quan chủ quản cũng nằm trong tình trạng tương tự. Những từ vựng “yêu thích” của tờ báo này là: “tình yêu gà bông” (tình yêu học trò), “xìkul” (style – cool: phong cách, lịch lãm), “kut3” (cute: đáng yêu), “hạt dẻ” (giá rẻ), “chim cú” (cay cú)… Có lẽ, nài các độc giả thân thuộc với tờ báo, chẳng có ai hiểu hết những từ ngữ lạ lùng không có trong từ điển này!

Ai sẽ là người giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?


Ngôn ngữ “teen”, qua những bài báo này đã nghiễm nhiên trở thành một “thương hiệu” được giới trẻ yêu thích. Không chỉ xuất hiện trong những tin nhắn điện thoại, mạng xã hội, giúp tiết kiệm thời gian khi ghi bài… nó còn “vô tình” được sử dụng trong kiểm tra, thi cử, hay thậm chí là những văn bản trang trọng như giấy phép, bản kiểm điểm.

Duy Linh – một cây bút cộng tác đắc lực của Hoa học trò, Sinh viên Việt Nam chia sẻ: “…Theo mình, ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì sẽ có cách nhìn nhận, và tiếp cận thông tin khác nhau. Vậy nên cũng không nên quá khắt khe trong việc này”.

Vẫn biết những tờ báo viết cho giới trẻ, dùng ngôn từ, giọng điệu mang hơi thở của lứa tuổi này sẽ hấp dẫn hơn, thu hút độc giả hơn. Nhưng xét đến cùng, báo cho lứa tuổi nào cũng cần phải làm tốt vai trò định hướng, giáo dục của mình trên mọi phương diện tri thức nói chung, việc xây dựng và bồi đắp tư duy ngôn ngữ nói riêng. Hơn thế nữa, báo chí viết cho giới trẻ không chỉ có độc giả là học sinh, sinh viên mà còn được các bậc phụ huynh, giáo viên quan tâm tìm đọc.

Với tư cách một phụ huynh, nhà báo Trọng Phao bày tỏ: “Tôi đã gặp khá nhiều hiện tượng này khi đọc báo mạng. Thường thì tôi bỏ dở, không đọc nữa bởi tâm lý bị ức chế. Cảm giác khó chịu, bức xúc đè nặng”. Cô Nguyễn Thị Châm, giáo viên Ngữ văn, trường THPT Chuyên Hạ Long cũng cho rằng: “Đến như Hoa học trò, nếu cứ dùng ngôn ngữ như hiện nay rồi chắc sẽ chỉ còn học trò đọc, còn giáo viên, cha mẹ làm sao hiểu được mà đọc để biết và quan tâm đến con em mình nữa”.

Ngay cả những độc giả trẻ, không phải ai cũng chấp nhận thứ ngôn ngữ này. Nhiều độc giả trẻ đã thẳng thừng “nói không với Kenh14” và bày tỏ thái độ bất bình của mình qua các diễn đàn, mạng xã hội: “Trước tớ hay đọc kênh 14, nhưng giờ ít xem rồi, vì thông tin toàn về ăn chơi, cổ vũ phong trào này nọ, ngôn ngữ thì khó hiểu. Nhiều bài không hay, thậm chí thường xuyên có những bài PR khiến người đọc thấy khó chịu” – một bạn trai có nickname Long Truyện thẳng thắn nhận xét.

Rõ ràng, tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ của chúng ta rất đẹp, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm. Vậy mà có một số người cố tình “sáng tạo” theo ý riêng, không theo một chuẩn mực nào khiến cho nó méo mó, lệch lạc, mất hết sự trong sáng vốn có. Ý thức được điều này, nhà báo phải là những người đi tiên phong trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, để tiếng Việt – trong quá trình hòa nhập, phát triển, sẽ ngày càng phong phú, sáng tạo mà vẫn không mất đi sự tinh tế, đặc trưng vốn có.

Huyền Trang, Lương Lý, Ngọc Bích, Quỳnh Phương, Tiến Thành
 Lớp Báo mạng điện tử K.29
 Học viện Báo chí và Tuyên truyền



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN