Bạo lực “ngôn từ” trên mạng xã hội: Giải pháp nào để thoát khỏi cuộc chiến?
(Sóng trẻ) - Trong xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế và công nghệ thông tin thì mạng xã hội đã trở thành thứ yếu trong cuộc sống. Chính vì sự tiện lợi cũng như phổ biến của nó mà mọi người đã “tự do ngôn luận” một cách quá đà, không sử dụng mạng xã hội sao cho thật văn mạnh, “sạch sẽ” nên đã làm cho mạng xã hội bị vấy bẩn bởi những ngôn từ, phát ngôn, bình luận thiếu văn hóa.
Kẻ cười chê, người đồng tình
Từ câu chuyện nữ quán quân đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 mới đây liên tục bị cộng đồng mạng chê bai là quá ngạo mạn, tự mãn và không xứng đáng với giải thưởng. Có cách nào để xoa dịu những cuộc chiến, để không ai trở thành nạn nhân sau những vụ tranh cãi, miệt thị nhau trên thế giới ảo?
Nếu như trước đây, cụm từ bạo lực học đường, bạo lực gia đình, bạo lực hôn nhân... đã quá quen thuộc với nhiều người thì bây giờ, vấn đề “bạo lực” trên mạng xã hội cũng nóng không kém. Bạo lực ngôn từ tuy không gây đau đớn về mặt thể xác nhưng có tính sát thương cực mạnh đối tâm trí thông qua ứng dụng như Facebook, Zalo, Instagram và hậu quả nguy hại không kém gì bạo lực ở thế giới thật.
Mọi người sẵn sàng mang một vấn đề, một cá nhân lên mạng xã hội để dèm pha, để bình phán một cách hết sức tự nhiên khiến cho các đối tượng chịu áp lực về mạng xã hội rất lớn. thực tế của thời đại công nghệ 4.0 là đem đến những “đám đông ảo” trên mạng xã hội. Đám đông này được tập họp rất nhanh, chỉ với vài thao tác đơn giản rồi tan biến cũng rất nhanh. Khi một đám đông được hình thành chắc chắn phải có cùng mục đích chung như: vì hiếu kỳ, vì muốn biết sự thật, vì muốn bảo vệ một người khác hay đấu tranh về 1 sự việc nào đó…
Nhưng với “đám đông ảo” thì đôi khi chẳng cần lý do, không cần biết bản chất của vấn đề, chỉ cần ghi lại vài dòng, để lại vài trạng thái cảm xúc, thậm chí dùng những câu nói phản cảm, thái độ tiêu cực… rồi biến mất. Thế rồi những người khác vào like, dislike hay tiếp tục comment với những câu nói như vậy. Mặc dù có thể những người share, những người bình phán về đối tượng đó không hiểu hoặc không biết nhưng vẫn “a dua” theo và đưa ra những ý kiến chủ quan của mình vô tình gây ra tổn thương, áp lực đối với những cá nhân đó. Khiến họ bị tổn hại về tinh thần một cách nặng nề sâu sắc và đang gián tiếp tiếp tay cho những cá nhân bị chỉ trích rơi vào trạng thái tâm lý: stress, trầm cảm, ám thị, tự tử… ngày càng nhiều hơn. Do sức ảnh hưởng của mạng xã hội vô cùng lớn.
Cùng với sự tự do ngôn luận trên mạng xã hội, thì hiện tượng “streamer” cũng không được kiểm soát chặt chẽ. thời gian qua, mạng xã hội dường như là một khu vực riêng, nơi các Youtuber, Facebooker thể hiện sự vô tư, hồn nhiên. Chính vì vậy, mà các streamer đã quá “thoải mái” cũng như “lạm dụng” những từ ngữ thiếu văn hóa và không phù hợp trên mạng xã hội. Những tác động có thể gây ra tới phát triển nhân cách, phát triển con người. Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường mạng xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến các em nhỏ khi tiếp xúc với mạng xã hội.
Một tài khoản có tên Lập Thành đã nhanh chóng phản hồi trên trang mạng xã hội Facebook khi trận chung kết Olympia vừa mới kết thúc: “Thật tiếc cho Quốc Anh. Thu Hằng giỏi nhưng tôi vẫn thấy thái độ thi của em không được fair cho lắm. Trong khi MC bắt đầu đọc câu hỏi cho Quốc Anh hay lúc Trí Dũng chọn gói câu hỏi về đích, Thu Hằng cũng có kiểu ăn mừng hơi thái quá. Giá như em biết kiềm chế cảm xúc lại 1 chút sẽ tốt hơn. Trận chung kết năm nay nhạt quá”
Cùng quan điểm trên, tài khoản có tên Minh Thu cũng chia sẻ: “Xem cả trận chung kết mình có cảm giác không thích thể hiện của bạn nữ này lắm! Không biết có ai giống mình không, giỏi thì giỏi thật, cả 4 người ai cũng đều giỏi mới bước vào vòng này nhưng thấy 3 bạn nam đều rất khiêm tốn, dè dặt trong từng hành động. Còn Hằng này thì có vẻ khá ngông nghênh, tự đắc và khinh thường đối thủ. Mình thích Quốc Anh hơn, Thu Hằng thì 3 câu hỏi Dể 10 điểm về đích nhưng chỉ trả lời được 1 câu và tính tình thì không khiêm tốn lắm” - một khán giả xem truyền hình cho hay.
Trong tâm bão bình luận, Vlog nổi tiếng Giang Ơi cũng đã bay tỏ quan điểm: “Mình cảm thấy buồn và lo lắng cho Thu Hằng khi những bình luận tràn lan ở trên mạng có vẻ đang đi quá giới hạn. Nhiều người nói bạn do học nhiều quá nên thành ra như vậy. Sẽ có bao nhiêu đứa trẻ, nam có nữ có, thấy vậy và sợ hãi tìm cách kìm nén mình? Khi người lớn học cách kiềm chế, nó dễ đi theo hướng lành mạnh hơn vì nó đến từ một bản ngã đã được định hình. Còn khi trẻ con phải chứng kiến “cuộc ném đá công khai” này đối với Thu Hằng, có lẽ trong đời sẽ có rất nhiều điều nó không dám làm và không dám thể hiện vì sợ hãi trở thành Thu Hằng tiếp theo”.
Tài khoản Facebook Nông Thiên Trang (sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội) cho rằng: “Theo cá nhân mình, mình không đồng ý với cách hành xử của cđm. Có thể bạn Thu Hằng có những cử chỉ chưa được thực sự khiến mn hài lòng. Nhưng nhìn ra thì em mới 17t, tuổi đang muốn chứng tỏ cá tính của mình, e còn khá trẻ để có cách hành xử chín chắn và khéo léo. Việc cđm dùng những từ ngữ gay gắt, miệt thị em vô hình chung đã khiến cho e ấy bị áp lực, tổn thương, thậm chí nếu căng hơn, em có thể bị bệnh về tâm lí hoặc có thể tồi tệ hơn nữa từ những ngôn từ của người mà chắc chẳng bao giờ e ấy có dịp gặp 1 lần trong đời. Hơn nữa, em đang trong tuổi 17, tuổi rất dễ bị tổn thương và có cảm xúc tiêu cực. Mình mong cđm hãy nhìn vào những điểm tích cực, những thành tích e đã đạt được hơn là nhìn vào 1 vài biểu hiện nhất thời trên sóng truyền hình”.
Chuyên gia nói gì?
TS. Nguyễn Thùy Vân Anh. - Giảng viên Khoa Phát thanh - Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên Truyền) cho biết: “Nguyên nhân của bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội: Giao tiếp trên internet là sự ngang hàng, thông tin được chuyển đi một cách đa dạng và khó kiểm soát. Trên mạng mọi ranh giới dường như bị xoá nhoà chính vì thế tất cả các cá nhân đều có thể chủ động tham gia thảo luận và đưa ra những quyết định của bản thân. Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội không phải là hiện tượng chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên thế giới hiện tượng này cũng tương đối phổ biển. Bạo lực có thể xuất phát từ những bức xúc của công chúng về một vấn đề xã hội chưa được giải quyết thấu đáo, cũng có thể xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, bị kích động dẫn đền tâm lý adua, nó cũng xuất phát từ việc chúng ta được tự do thể hiện quan điểm cá nhân.”
Theo TS Vân Anh, giải pháp hạn chế vấn đề bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội: Giải pháp tốt nhất chính là chúng ta quay lại với vấn đề nhận thức. Khi con người nhân thức được những giá trị cơ bản của tốt- xấu, đúng- sai, của nhân văn thì mọi vấn đề sẽ dễ dàng được giải quyết.
Cũng nói về vấn đề này, ông Nguyễn Hùng - Giám đốc điều hành tại Văn phòng luật sư Kết Nối tại Hà Nội chia sẻ: Hiện nay đã có những quy định chặt chẽ hơn trong quản lý mạng xã hội bằng việc hành pháp luật nhằm đảm bảo an ninh mạng cùng với một số văn bản, nghị định liên quan. Cụ thể như Luật an ninh mạng năm 2018, và mới đây là Nghị định 15/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 03/02/2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Ngoài ra Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có một số quy định liên quan, có thể áp dụng trong một số trường hợp nhất định.
Các trường hợp sử dụng mạng Internet để thực hiện hành vi, người thực hiện hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo cả quy định của pháp luật an toàn thông tin mạng. Luật an ninh mạng 2018 nghiêm cấm hành vi thông tin sai sự thật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Luật an ninh mạng 2018 theo quy định tại điều 101 nghị định 15/2020/NĐ-CP. Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội: 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.” Như vậy, quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về thông tin trên mạng. Đối với các trang thông tin điện tử, nếu các trang thông tin này truyền đưa các thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại “Điều 584: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 155, 156 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017: Điều 155: Tội làm nhục người khác “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm………” Điều 156 : Tội vu khống “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.” Tuy nhiên thực tế hiện nay, với sự phát triển của MXH, các hình thức bạo lực mạng cũng rất đa dạng và không phải lúc nào cũng có thể áp dụng các chế tài pháp luật. Ngoài việc khó chứng minh, những hành vi “bắt nạt” có thể với mức độ không nguy hiểm, không đến mức phải xử lý theo pháp luật nhưng nếu xảy ra với tần suất liên tục cũng có thể khiến cho đối tượng chịu tác động phải gánh những tổn thương tấm lý nặng nề. Nhà nước và các cơ quan, tổ chức xã hội và mỗi cộng đồng, cá nhân cần nâng cao ý thức nói chung và ý thức trên mạng xã hội nói riêng, giáo dục con em biết cách tôn trọng ý kiến trái chiều và phản biện một cách văn minh, biết nhận diện và tránh xa những thông tin tiêu cực, sai sự thật. Nhà trường cần giáo dục học sinh những giá trị đạo đức, cách ứng xử cơ bản trong xã hội. Chỉ khi có kết hợp của nhiều thiết chế xã hội như vậy, vấn đề bạo lực mạng mới có thể được cải thiện hiệu quả. |