Bảo tàng - một thế giới đang thay đổi
(Sóng Trẻ) - Nhân ngày Quốc tế bảo tàng 18/5, hưởng ứng phát động của Hiệp hội Bảo tàng quốc tế (ICOM) với chủ đề Bảo tàng trong một thế giới đang thay đổi: Thách thức mới, nguồn cảm hứng mới, Bảo tàng DTHVN tổ chức một số hoạt động đặc biệt trong ngày.
Với chủ đề Bảo quản đồ vải: khó khăn và thách thức sẽ nhằm hướng dẫn một số ứng dụng như làm sạch đồ vải bằng cách xử lý khô, nhận biết chất liệu vải để tránh phai màu khi giặt, cách sửa, vá quần áo và đồ dùng bằng vải. Qua những kỹ thuật tưởng chừng như đơn giản ấy, những người làm công tác bảo quản ở bảo tàng mong muốn gửi tới mọi người những chia sẻ trong kinh nghiệm bảo quản đồ vật để cuộc sống được tốt đẹp hơn.
Đây là cơ hội để sinh viên các chuyên ngành bảo tàng, văn hoá, du lịch và những người quan tâm đến công việc bảo tàng được giao lưu trực tiếp với cán bộ bảo quản của Bảo tàng DTHVN. Qua đó, công chúng có thể tìm hiểu một số tác nghiệp bảo quản tại Bảo tàng, những khó khăn và thách thức đối với công việc của họ. Đặc biệt, các bạn sinh viên sẽ được trải nghiệm những kiến thức đã học, đồng thời mở rộng hiểu biết qua hoạt động thực tiễn tại Bảo tàng.
Khách tham quan hứng thú thực hành các thao tác bảo quản
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Mai - Trưởng phòng Bảo quản, Bảo tàng Dân tộc học nêu lên trăn trở, suy nghĩ rằng : “Trước tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay thì việc bảo quản và lưu trữ đồ vật ở Bảo tàng là hết sức khó khăn, đang đặt ra cho những người làm công bảo quản nhiều thách thức, trăn trở. Đó là sự khó khăn về không gian trong việc duy trì nhiệt độ, độ ẩm đảm bảo cần thiết để đồ vật, làm sao không bị mối mọt, mốc và han rỉ. Đó là khó khăn về nguồn kinh phí bỏ ra để bảo quản hiện vật hàng năm. Đồng thời đó còn là sự khó khăn về vấn đề con người trong việc trang bị những kiến thức, kỹ năng trình độ và nhận biết sâu sắc về vấn đề bảo quản đồ vật tại Bảo tàng. Tất cả đang đặt ra hàng loạt những câu hỏi lớn mà chưa có lời giải”.
Bà Mai cũng mong muốn rằng, trong những năm tới sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm kịp thời của ngành văn hóa nói chung và nghành dân tộc học nói riêng để công tác bảo quản hiện vật ở Bảo tàng Dân tộc học cũng như các bảo tàng khác được phát triển đáp ứng nhu cầu thăm quan, du lịch và thưởng nạn của du khách thập phương trên khắp mọi miền tổ quốc có mong muốn hiểu biết về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo của Dân tộc mình và dân tộc anh em mỗi khi có dịp ghé thăm Bảo tàng.
Hồ Phương Phúc
Lớp Báo in K.29
Với chủ đề Bảo quản đồ vải: khó khăn và thách thức sẽ nhằm hướng dẫn một số ứng dụng như làm sạch đồ vải bằng cách xử lý khô, nhận biết chất liệu vải để tránh phai màu khi giặt, cách sửa, vá quần áo và đồ dùng bằng vải. Qua những kỹ thuật tưởng chừng như đơn giản ấy, những người làm công tác bảo quản ở bảo tàng mong muốn gửi tới mọi người những chia sẻ trong kinh nghiệm bảo quản đồ vật để cuộc sống được tốt đẹp hơn.
Đây là cơ hội để sinh viên các chuyên ngành bảo tàng, văn hoá, du lịch và những người quan tâm đến công việc bảo tàng được giao lưu trực tiếp với cán bộ bảo quản của Bảo tàng DTHVN. Qua đó, công chúng có thể tìm hiểu một số tác nghiệp bảo quản tại Bảo tàng, những khó khăn và thách thức đối với công việc của họ. Đặc biệt, các bạn sinh viên sẽ được trải nghiệm những kiến thức đã học, đồng thời mở rộng hiểu biết qua hoạt động thực tiễn tại Bảo tàng.
Khách tham quan hứng thú thực hành các thao tác bảo quản
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Mai - Trưởng phòng Bảo quản, Bảo tàng Dân tộc học nêu lên trăn trở, suy nghĩ rằng : “Trước tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay thì việc bảo quản và lưu trữ đồ vật ở Bảo tàng là hết sức khó khăn, đang đặt ra cho những người làm công bảo quản nhiều thách thức, trăn trở. Đó là sự khó khăn về không gian trong việc duy trì nhiệt độ, độ ẩm đảm bảo cần thiết để đồ vật, làm sao không bị mối mọt, mốc và han rỉ. Đó là khó khăn về nguồn kinh phí bỏ ra để bảo quản hiện vật hàng năm. Đồng thời đó còn là sự khó khăn về vấn đề con người trong việc trang bị những kiến thức, kỹ năng trình độ và nhận biết sâu sắc về vấn đề bảo quản đồ vật tại Bảo tàng. Tất cả đang đặt ra hàng loạt những câu hỏi lớn mà chưa có lời giải”.
Bà Mai cũng mong muốn rằng, trong những năm tới sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm kịp thời của ngành văn hóa nói chung và nghành dân tộc học nói riêng để công tác bảo quản hiện vật ở Bảo tàng Dân tộc học cũng như các bảo tàng khác được phát triển đáp ứng nhu cầu thăm quan, du lịch và thưởng nạn của du khách thập phương trên khắp mọi miền tổ quốc có mong muốn hiểu biết về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo của Dân tộc mình và dân tộc anh em mỗi khi có dịp ghé thăm Bảo tàng.
Hồ Phương Phúc
Lớp Báo in K.29
Cùng chuyên mục
Bình luận