Bất cập cầu chui dân sinh trên Đại lộ Thăng long
(Sóng Trẻ) - Là tuyến đường cao tốc dài và hiện đại nhất Việt Nam, được đưa vào sử dụng nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, từng là niềm tự hào của người dân Thủ đô, tuy nhiên hệ thống cầu chui trên con đường này lại gây không ít bất lợi cho người dân.
Hiện tại, trên Đại lộ Thăng Long có gần hai chục cầu vượt và cầu chui dân sinh được đưa vào sử dụng để tạo điều kiện cho người dân sống hai bên đường qua lại dễ dàng. Thế nhưng, sau khi sử dụng một thời gian ngắn, những cây cầu này đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, gây bức xúc trong dư luận. Tại Cầu chui dân sinh số 10 thuộc địa phận xã An Khánh - huyện Hoài Đức, chỉ sau một trận mưa rào đã ngập sâu tới vài chục cm khiến nhiều người đi qua đây phải chịu cảnh lấm lem bùn đất. Đó là chưa kể không ít ẩn họa do bùn, đất đá lưu cữu lâu ngày không được dọn dẹp kịp thời.
Hầm chui ngập nước 40-50cm khiến phương tiện qua lại gặp khó khăn (ảnh Internet)
Thực tế cho thấy, hầu hết các cầu chui dân sinh đều có cốt thấp hơn nhiều so với nền đường, hệ thống thoát nước lại không phát huy hiệu quả nên tình trạng ngập khi có mưa thường xuyên xảy ra. Mặt khác, với chiều cao chỉ khoảng 2,5m, các loại xe vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng khó có thể chạy qua cầu chui.
Người dân qua lại đường cao tốc bằng cầu chui dân sinh đã khó, qua lại bằng cầu vượt còn khốn khổ hơn. Bởi cứ mỗi lần có xe tải trọng lớn qua cầu là lại xảy ra tình trạng tắc đường. Do không được tu bổ thường xuyên, cộng với lượng xe qua lại lớn nên nhiều tuyến đường dẫn lên cầu vượt đã bị xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.
Ngập úng, xuống cấp, lưu cữu nhiều bùn đất là thực tế đang tồn tại ở nhiều cầu chui dân sinh trên đại lộ Thăng Long - tuyến đường được coi là đẹp và hiện đại nhất Việt Nam. Điều này gây bức xúc trong dư luận nhân dân, nhất là những người hàng ngày phải qua lại trên tuyến đường này.
Hiện tại, trên Đại lộ Thăng Long có gần hai chục cầu vượt và cầu chui dân sinh được đưa vào sử dụng để tạo điều kiện cho người dân sống hai bên đường qua lại dễ dàng. Thế nhưng, sau khi sử dụng một thời gian ngắn, những cây cầu này đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, gây bức xúc trong dư luận. Tại Cầu chui dân sinh số 10 thuộc địa phận xã An Khánh - huyện Hoài Đức, chỉ sau một trận mưa rào đã ngập sâu tới vài chục cm khiến nhiều người đi qua đây phải chịu cảnh lấm lem bùn đất. Đó là chưa kể không ít ẩn họa do bùn, đất đá lưu cữu lâu ngày không được dọn dẹp kịp thời.
Hầm chui ngập nước 40-50cm khiến phương tiện qua lại gặp khó khăn (ảnh Internet)
Thực tế cho thấy, hầu hết các cầu chui dân sinh đều có cốt thấp hơn nhiều so với nền đường, hệ thống thoát nước lại không phát huy hiệu quả nên tình trạng ngập khi có mưa thường xuyên xảy ra. Mặt khác, với chiều cao chỉ khoảng 2,5m, các loại xe vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng khó có thể chạy qua cầu chui.
Người dân qua lại đường cao tốc bằng cầu chui dân sinh đã khó, qua lại bằng cầu vượt còn khốn khổ hơn. Bởi cứ mỗi lần có xe tải trọng lớn qua cầu là lại xảy ra tình trạng tắc đường. Do không được tu bổ thường xuyên, cộng với lượng xe qua lại lớn nên nhiều tuyến đường dẫn lên cầu vượt đã bị xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.
Ngập úng, xuống cấp, lưu cữu nhiều bùn đất là thực tế đang tồn tại ở nhiều cầu chui dân sinh trên đại lộ Thăng Long - tuyến đường được coi là đẹp và hiện đại nhất Việt Nam. Điều này gây bức xúc trong dư luận nhân dân, nhất là những người hàng ngày phải qua lại trên tuyến đường này.
Trung Dũng
Lớp PTTH K30B
Lớp PTTH K30B
Cùng chuyên mục
Bình luận