Bí quyết học giỏi Sử của cô bạn thủ khoa vượt khó

(Sóng trẻ) – “Ôn thi khối C là học cái cốt lõi, học theo ý chính và không học dàn trải…” – Đây là lời chia sẻ của bạn Lâm Nhật Lệ, thủ khoa đại học khối C trường Đại học Lao động - Xã hội năm 2014.

 Với thành tích cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2014, Nhật Lệ là một trong những thủ khoa vượt khó học giỏi được tuyên dương tại Ngày hội Tân sinh viên năm vừa rồi. Cô bạn có giọng nói truyền cảm và tính cách dễ gần này đã chia sẻ một cách chân thành về bí quyết “vượt vũ môn” của mình, đặc biệt là môn Lịch sử.

 Nhật Lệ là con út trong gia đình có hai chị em, mọi thứ chi tiêu trong gia đình và việc học của hai chị em đều dựa vào tiền mẹ kiếm được hằng ngày bằng việc buôn bán nài chợ. Bố của Nhật Lệ thường ngày phụ giúp mẹ bạn quán xuyến công việc gia đình và hỗ trợ công việc của mẹ. Cuộc sống của gia đình có khó khăn một chút nhưng với Nhật Lệ, bạn thấy mình vẫn còn may mắn hơn so với nhiều bạn khác. 

 Đam mê với các môn khối xã hội ngay từ khi còn là học sinh cấp II, Nhật Lệ đã xác định rất rõ con đường đi của mình. Dù lên cấp III, nhà trường không có lớp dành cho các bạn chuyên khối C, Nhật Lệ phải học cùng lớp với các bạn chuyên khối D nhưng Nhật Lệ vẫn quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của mình. Với sự quyết tâm đó, Nhật Lệ đã tham gia đội tuyển Sử của trường  và đạt giải Nhì trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. 

50ab6ee4c_0404273_1060316243984688_6958515911814679134_n.jpg

Nhật Lệ (nài cùng bên phải) cùng các bạn trong chiến dịch hưởng ứng Giờ trái đất

 Ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử đã giúp Nhật Lệ rất nhiều khi thi đại học. Bằng chứng là điểm thi đại học môn Sử của bạn cao nhất trong ba môn khối C. Chia sẻ bí quyết ôn thi môn Lịch sử, Nhật Lệ cho biết: “Em đến với Sử là do duyên số, nhờ có cô giáo chọn đi học đội tuyển Sử. Lúc đầu em thấy rất là sợ vì nghĩ rằng Lịch sử thì phải học thuộc rất là nhiều. Nhưng sau khi tham gia đội tuyển em cũng đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân hơn, học cái cốt lõi, học theo ý rồi từ đó mình triển khai ra.” Cũng theo Nhật Lệ, khi ôn môn học mà nhiều bạn học sinh vẫn sợ “dài” này thì việc lấy sách giáo khoa làm đề cương, giáo trình chính là rất tốt. Sau đó, Nhật Lệ học theo từng giai đoạn, từng phân mục để ghi nhớ kĩ hơn, đặc biệt là việc phải ghi nhớ những mốc thời gian. Để dễ nhớ, Nhật Lệ thường lấy một mốc thời gian cụ thể để làm mốc thời gian chính, với các sự kiện khác mình có thể nhớ lại bằng cách lấy mốc thời gian chính cộng hoặc trừ bao nhiêu ngày. Trong quá trình học, để tạo nên sự hấp dẫn và mới mẻ cho môn học, Nhật Lệ thường viết các mốc thời gian ra giấy, rồi đọc tới sự kiện nào sẽ khoanh vào số đó, giống như trò chơi tìm số vậy. Nhờ sự sáng tạo đó, việc học môn Lịch sử trở nên vui vẻ và thú vị hơn nhiều.

  Có năng khiếu môn Văn từ hồi cấp II, cũng từng tham gia thi học sinh giỏi Văn nên Nhật Lệ rất yêu thích môn học này. Lên cấp III, Nhật Lệ cũng rất chú trọng môn Văn. Đến tháng ôn thi đại học cuối cùng, Nhật Lệ ôn lại một lần nữa. Nhật Lệ chia sẻ: “Cô giáo dạy Văn thường luôn nhắc chúng em là lúc nào cũng phải nhớ dẫn chứng. Sau này khi thi chỉ cần nhớ đến dẫn chứng thì sẽ nhớ được phần đọc hiểu mà cô giáo đã dạy và triển khai thành bài văn.” Với phần thi nghị luận xã hội, Nhật Lệ thường đọc kỹ đề và phân tích đề trước khi bắt tay vào làm.

 Nhật Lệ đến với môn Địa lý hơi muộn so với các bạn khác nhưng điều đó cũng không gây nhiều khó khăn cho bạn. Nhật Lệ đã từng thấy không tự tin với môn học này. Nhưng trong thời gian ôn thi tốt nghiệp, Nhật Lệ chú trọng vào việc xử lý số liệu và chọn biểu đồ. Sau khi thi tốt nghiệp xong, bạn thực sự nghĩ khối kiến thức cần phải học quá nặng nề và đôi lúc cảm thấy cuống. Nhưng với sự quyết tâm, Nhật Lệ đã bình tĩnh lựa chọn những phần chủ chốt để học trước, còn những phần có thể học sau thì mình sẽ ôn sau khi gần tới ngày thi.

50ab6ee4c_11161345_1626585814243224_663625981780526698_n.jpg

Nhật Lệ (trái) trong đội cổ vũ giải bóng đá nam của khoa Công tác xã hội

 Khi thấy nhiều bạn lên thành phố Hạ Long và Hà Nội ôn luyện ở các lò luyện, Nhật Lệ cũng có đôi chút lo lắng và sốt ruột. Nhưng vì đã gắn bó với cô giáo dạy Văn ba năm nên bạn rất tin tưởng vào sự chỉ dạy của cô và Nhật Lệ quyết định chỉ ôn ở trường và tự ôn thi. Nhật Lệ cũng thật thà chia sẻ: “Em có đi học thử hai buổi ở lớp ôn thi của các bạn chuyên Hạ Long và thực sự em cũng học được rất nhiều điều ở đấy, em thấy chuyện ôn lò luyện cũng rất là tốt. Tuy nhiên, em cũng từng nghe một bạn đi ôn ở lò luyện môn Văn nhưng cô giáo chỉ đọc cho chép và bạn ý về chỉ học thuộc theo. Em thấy cách học đấy với khối C thì thực sự không đạt được hiệu quả. Vì vậy, em nghĩ, các bạn ôn ở lò luyện cũng rất tốt nhưng phải lựa chọn đúng để có cách ôn khoa học, thêm kiến thức cho mình.”

 Nài thời gian ôn thi đại học, Nhật Lệ vẫn luôn giúp gia đình việc nhà, trông cháu nhỏ hay phụ giúp mẹ chở hàng ở nài chợ. Tuy vậy, Nhật Lệ vẫn thấy rất may mắn vì gia đình cũng rất tạo điều kiện để bạn ôn thi và luôn cổ vũ, động viên tinh thần cho bạn.

Bởi áp lực thi cử, bạn bè và gia đình rất trông đợi ở bạn, những ngày gần thi là những ngày Nhật Lệ gặp nhiều lo lắng và mệt mỏi nhất. Bạn vừa cười vừa nói: “Những lúc đó, em thường ăn nhiều hoặc ngủ, vì ngủ thì mình sẽ nghĩ ít đi.”

Trước khi làm hồ sơ thi đại học, rất nhiều người đã hỏi Nhật Lệ về trường đại học mà bạn sẽ thi và ước mơ của bạn là gì, lúc đó bạn rất mông lung, chưa biết mình sẽ thi trường nào và muốn làm gì. Sau đó, Nhật Lệ đã tham khảo qua các trường có tuyển sinh đầu vào khối C. Bạn thích các hoạt động xã hội, thích giao tiếp và nói chuyện với mọi người, cảm thấy mình rất hợp với ngành công tác xã hội và đã quyết định thi vào trường Đại học Lao động – Xã hội. Theo bạn, hiện nay có rất nhiều trường cũng đào tạo chuyên ngành này nhưng bạn được biết đây là trường đào tạo chuyên sâu và rất tốt nên Nhật Lệ đã chọn ngôi trường này để thực hiện ước mơ của mình.

 Nói tới ước mơ trong tương lai, giọng của Nhật Lệ đầy quyết tâm: “Ước mơ của em là sau khi ra trường có thể kiếm một công việc ổn định để có thể tự lập. Đặc biệt, khi em xem thời sự, em thấy những kỳ họp Quốc hội và em thực sự muốn mình sẽ trở thành một đại biểu Quốc hội.”

 Hiện nay, Nhật Lệ đang là bí thư của lớp, không chỉ duy trì thành tích học tập tốt mà bạn còn tham gia rất nhiều công tác Đoàn, Hội, hoạt động tình nguyện trong và nài trường. Dường như trong cô bạn này, nhiệt huyết chưa bao giờ hết.

Lương Ánh
Báo Mạng điện tử K32
(Ảnh NVCC)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Tết Trung thu trong tín ngưỡng người Việt được xem là Tết của trẻ em. Nhưng, tại nhà X1, ngõ 17 Hoàng Ngọc Phách, phóng viên được chứng kiến một cái Tết Trung thu đặc biệt. Tết Trung thu của những đứa trẻ mang hình hài “trưởng thành”.

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN