“Bình mới, Rượu cũ”: Về vấn đề hạt nhân trên Bán Đảo Triều Tiê

(Sóng trẻ)-Quan hệ Mỹ - Triều lại tiếp tục mở ra “triển vọng” khi “tiếng chuông” đàm phán lại nồng ấm gióng lên từ hai bên đầu cầu Mỹ - Triều dịp đầu năm 2019. Trong thông điệp năm mới, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định: “Luôn sẵn sàng gặp lại Tổng thống Mỹ vào bất cứ lúc nào và nỗ lực đạt kết quả để cộng đồng quốc tế hoan nghênh”. Phía Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào giữa tháng 02/2019 và mong muốn Việt Nam là địa điểm diễn ra cuộc gặp này.

Trước đó, năm 2018 các bên đã khởi động thúc đẩy thực hiện hàng loạt các cam kết hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên, song tiến trình thực hiện đã rơi vào bế tắc khi Mỹ và Triều Tiên đều không chịu nhượng bộ do bất đồng về định nghĩa phi hạt nhân hóa. Điều này đã khiến Bình Nhưỡng tỏ ra tức giận khi Washington từ chối nới lỏng lệnh trừng phạt, đồng thời cảnh báo có thể tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân nếu Mỹ không từ bỏ hành động này. Trong khi phía Mỹ khẳng định, vẫn giữ nguyên áp lực trừng phạt cho tới khi Washington nhìn thấy những kết quả “rất tích cực” về vấn đề này. 

fa959e0b5_thang.jpg

Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Kim Jong-un

Theo trích dẫn các hãng truyền thông Quốc tế và các quan chức nại giao cấp cao ở Seoul và Washington cho biết, quan chức Mỹ đã gặp quan chức Triều Tiên tại Hà Nội để bàn về lịch trình cho Hội nghị Thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Kim Jong-un. Điều này đồng nghĩa với việc hai bên đã “hướng tới” Việt Nam, một quốc gia mà có quan hệ nồng ấm với cả Mỹ và Triều Tiên và phù hợp với bình luận của Trump rằng, Hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức “trong khoảng di chuyển của máy bay”. Nếu việc tổ chức hội nghị này được diễn ra ở Hà Nội, thì sẽ thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và cũng đặt ra nhiều thách thức an ninh đối với Việt Nam.

Đó là những thông điệp phát đi là “bề nổi của tảng băng trôi”, lẽ dĩ nhiên sau Hội nghị cánh cửa sẽ mở, hai bên sẽ công báo và hô hào xúc tiến để hiện thực hóa nó. Điều đáng nói ở đây là về vai trò thúc đẩy phi hạt nhân hóa của các bên liên quan, nhất là Mỹ, Trung Quốc có sẵn sàng bắt tay để đạt được kết quả như tuyên bố không hay chỉ dùng làm “bảo bối”, “át chủ bài” trong bàn cờ chính trị quốc tế. Bởi trước cuộc gặp lần này, ông Kim đã có chuyến thăm Trung Quốc, “Tham vấn” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (08/01/2019), để củng cố vị thế của Triều Tiên trên bàn đàm phán với Mỹ trong cuộc gặp lần hai này. 

Về phía Mỹ, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định, Mỹ không yêu cầu Bình Nhưỡng cung cấp danh sách đầy đủ các địa điểm thử tên lửa và hạt nhân trước Hội nghị lần hai, nhưng cuộc họp tiếp theo này phải đưa ra được kế hoạch cụ thể về các bước đi hướng tới phi hạt nhân hóa. Hãng truyền thông CNN dẫn lời Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cho biết (04/01/2019), chính quyền Tổng Thống Donald Trump sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Bình Nhưỡng tới khi quá trình phi hạt nhân hóa có kết quả. 

Ở chiều ngược lại, vấn đề Triều Tiên quan tâm nhất là an ninh và lộ trình tiến tới gỡ bỏ cấm vận. Ông Kim cảnh báo rằng “nếu Mỹ không giữ lời hứa” và tiếp tục bằng “các biện pháp trừng phạt và sức ép” chống lại Triều Tiên, “thì chúng tôi cũng không có lựa chọn nào khác nài việc tìm kiếm một con đường mới vì chủ quyền của đất nước”... Đề xuất của ông Kim về cách tiếp cận từng bước một là lộ trình mà phía Triều Tiên cho rằng là thượng sách, dù đó có thể là thành công trong việc bị kìm hãm, thay vì loại bỏ, các tham vọng hạt nhân của họ.

Hai cách nhìn so kè này, sẽ là thách thức rất lớn đối với các nhà đàm phán Mỹ trong việc thuyết phục chính quyền Kim Jong-un phi hạt nhân hóa. Điều này, các cơ quan nại giao, an ninh, các cố vấn cao cấp của Mỹ cũng thừa biết và đương nhiên họ phải tranh luận để đưa ra các giải pháp tốt nhất để làm dịu tình hình hơn. Trong một bài đăng trên Twitter (01/01/2019), Tổng thống Trump đã viện dẫn những lời ngỏ rằng ông trông đợi “gặp Chủ tịch Kim người nhận biết rõ rằng Triều Tiên sở hữu tiềm năng kinh tế lớn”. Theo cách đo lường này, Mỹ sẽ tiếp cận Triều Tiên bằng việc thúc đẩy hợp tác kinh tế để làm mềm và kìm hãm đà phát triển “cây gậy hạt nhân” của họ đưa ra. Chứ không phải tiếp tục bám víu quan điểm mà ông bảo vệ quyết liệt trong đầu nhiệm kỳ, đó là “ép tối đa” để chấm dứt mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên nhằm vào các thành phố của Mỹ, chứ không phải đình chỉ nó ở nguyên trạng. Tức là Triều Tiên phải đảm bảo 3 yếu tố, đó là toàn diện, kiểm chứng được và không thể đảo ngược. Đồng thời Mỹ sẽ thiết lập các cơ chế cần thiết để đảm bảo triển khai nó.

Vì vậy, khách quan mà nói thì chẳng có thay đổi gì nhiều, bởi lợi ích của các bên liên quan, nhất là vai trò của Mỹ và Trung Quốc. Đàm phán hòa bình không phải cứ ký là xong, mà để đạt được thỏa thuận bền vững thì phải có sự thỏa hiệp lợi ích để các bên cùng hài lòng và lòng tin phải được xây dựng. Nhất là việc thực thi các điều khoản hai bên ký kết, rất khó để Quốc hội Mỹ thông qua mà không kèm theo điều khoản về dân chủ, nhân quyền. Chẳng có lý do gì để Mỹ tin rằng những thỏa thuận đạt được, Triều Tiên sẽ tuân thủ tuyệt đối. Mối nghi ngờ lớn nhất của Mỹ là Triều Tiên chỉ đàm phán hình thức, thậm chí ký thỏa thuận để được bỏ cấm vận, rồi mọi chuyện đâu lại hoàn đó. 

Trong khi Triều Tiên, một nước bị cấm vận, cô lập thì không có lý do gì bắt họ tin tưởng hoàn toàn vào lời hứa của các nước lớn. Vũ khí hạt nhân gần như là thứ “bùa hộ mệnh” để họ khẳng định mình trên bàn cờ chính trị quốc tế. Bỏ nó đồng nghĩa với việc đưa số phận của mình vào nước lớn. Bài học kinh nghiệm “lời hứa Mỹ” mà Triều Tiên nhận thấy, Mỹ không những làm với Triều Tiên (đơn phương không thực hiện cam kết trong thỏa thuận năm 1994 về hỗ trợ Triều Tiên, sau đó đưa Triều Tiên vào danh sách “trục ma quỷ”) mà cả với số phận của Gaddafi ở Lybia, Saddam Hussein tại Iraq hay trường hợp Ukraine bị mất Crimea, sau khi họ từ bỏ vũ khí hạt nhân. Chưa kể đến việc, gần đây Ông Trump tuyên bố (08/05/2018), rút khỏi thỏa thuận hạt nhân (JCPOA) được chính quyền Obama ký kết, sau khi Iran đã đồng ý dừng chương trình hạt nhân và sẽ tái áp đặt trừng phạt kinh tế với Iran cũng như các công ty trên toàn thế giới có quan hệ làm ăn với nước này... 

Do đó, các cộng sự dưới quyền ông Trump và ông Kim sẽ còn nhiều việc phải làm để đạt được những thỏa thuận đằng sau nó. Tuy nhiên, công chúng có thể thấy bóng dáng “ngầm chấp thuận” của hai cường quốc (Trung Quốc và Mỹ) cho cuộc gặp thượng đỉnh lần này. Dù ít hay nhiều Hội nghị thượng đỉnh lần lần này diễn ra tốt đẹp, sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực về mặt truyền thông, giúp tăng uy tín của cả ông Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên trên trường quốc tế.

Nguyễn Văn Thăng
Lớp 37b. BQP



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật4 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN